Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Câu 4: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách

A. xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.

B. văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.

C. giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.

D. các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.

Câu 5: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là

A. thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

B. nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.

C. phân bố lại dân cư giữa các vùng.

D. nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta

A. dân cư thưa thớt ở khu vực thành thị.

B. dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển.

C. đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao.

D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp.

Câu 7: Quốc gia đông dân nhất thế giới là.

A. Hoa Kỳ B. Trung Quốc C. Liên Bang Nga D. Canađa.

Câu 8: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số

A. thấp . B. trung bình. C. cao D. rất cao.

docx 5 trang Quốc Hùng 13/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM ĐỊA LÍ 9 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 – 2022 Ngày thi: 4/11/2021 Tích chọn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Tổng chiều dài đường sắt của nước ta khoảng A. 3.200 km. B. 2.632 km. C. 1.650 km. D. 2.300 km Câu 2: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là A. 13 người/km2 B. 138 người/km2 C. 1380người/km2 D. 13800 người/km2 Câu 3: Nước ta có cơ cấu dân số A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. cơ cấu dân số ổn định. D. cơ cấu dân số phát triển. Câu 4: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách A. xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí. B. văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai. C. giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh. D. các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục. Câu 5: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là A. thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. B. nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số. C. phân bố lại dân cư giữa các vùng. D. nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 6: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta A. dân cư thưa thớt ở khu vực thành thị. B. dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển. C. đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao. D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp. Câu 7: Quốc gia đông dân nhất thế giới là. A. Hoa Kỳ B. Trung Quốc C. Liên Bang Nga D. Canađa. Câu 8: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số A. thấp . B. trung bình. C. cao D. rất cao. Câu 9: Năm 2003 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng
  2. A. 24% . B. 25% . C. 26 %. D. 27 %. Câu 10: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng A. đồng bằng. B. ven biển. C. các đô thị. D. cả A, B, C, đều đúng. Câu 11: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng A. nông nghiệp. B. công nghiệp – xây dựng. C. dịch vụ. D. câu B, C đúng. Câu 12: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng A. hải đảo. B. miền núi. C. trung du. D. đồng bằng. Câu 13: Để giải quyết vấn đề việc làm, cần có biện pháp A. phân bố lại dân cư và lao động. B. đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 14: Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người A. chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động. B. chưa đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động. C. chưa đến tuổi lao động và số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động. D. cả A, B, C đều sai. Câu 15: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. dịch vụ. D. cả ba lĩnh vực bằng nhau. Câu 16: Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp vì A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao. B. thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở nông thôn. C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất. D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến. Câu 17: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ A. rất thấp . B. thấp. C. trung bình . D. cao. Câu 18: Dân cư nước ta sống thưa thớt ở A. ven biển. B. miền núi. C. đồng bằng. D. đô thị. Câu 19: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
  3. A. vừa và nhỏ. B. vừa. C. lớn. D. rất lớn. Câu 20: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng A. tăng số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị tăng. B. tăng số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị giảm. C. giảm số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị giảm. D. giảm số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị tăng. Câu 21: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do A. di dân tự do từ nông thôn lên thành phố. B. tác động của thiên tai, bão lũ, triều cường. C. hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. D. nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước. Câu 22: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành A. công nghiệp, nông nghiệp. B. công nghiệp, dịch vụ. C. nông nghiệp, dịch vụ. D. tất cả các ngành đều phát triển. Câu 23: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì A. tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit. B. có thể trồng các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. C. khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa. D. lượng mưa phân bố không đều trong năm . Câu 24: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. C. chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. D. hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới. Câu 25: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là A. phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ. D. đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ. Câu 26: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì A. cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp. B. sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp. C. đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất. D.thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi. Câu 27: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là
  4. A. đất đai. B. khí hậu. C. nước. D. sinh vật. Câu 28: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là A. nhân tố kinh tế – xã hội. B. sự phát triển công nghiệp. C. yếu tố thị trường. D. tất cả các yếu tố trên. Câu 29: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là A. phù sa. B. mùn núi cao. C. feralit. D. đất cát ven biển. Câu 30: Nước ta có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ A. có nhiều diện tích đất phù sa. B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc. D. có nguồn sinh vật phong phú. Hết
  5. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM ĐỊA 9 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 - 2022 Mỗi câu trả lời đúng được 33 điểm, các câu 26, 27, 28, 29, 30 mỗi câu trả lời đúng được 35 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C A B A A B C C D D D D C B Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D B B A A C B C B B A A A C B