Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)

Câu 1. Người Việt (Kinh) chiếm tỉ lệ …. trong dân số nước ta và phân bố chủ yếu ở…..?

A. cao nhất/ đồng bằng, trung du, duyên hải. B. cao/ đồng bằng và trung du.
C. thấp/ duyên hải, trung du. D. trung bình/ hải đảo, miền núi.

Câu 2. Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt:

A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.

Câu 3.Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:

A. Rất thấp B. Thấp C. Trung bình D. Cao

Câu 4. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta?

A. Ê-đê. B. Kinh. C. Mường. D. Tày.

Câu 5.Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Quy mô dân số lớn. B. Tuổi thọ ngày càng cao.

C. Cơ cấu dân số già. D. Gia tăng cơ học cao.

Câu 6. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả?

A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.

Câu 7.Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. Vừa và nhỏ B. Vừa C. Lớn D. Rất Lớn

Câu 8. Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do:

A. đất dai màu mỡ, phì nhiêu hơn. B. lịch sử định cư sớm hơn.

C. khí hậu thuận lợi hơn. D. giao thông thuận tiện hơn.

docx 5 trang Quốc Hùng 09/07/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: ĐỊA 9 NĂM HỌC 2023-2024 A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Kiểm tra lại các đơn vị kiến thức đã học về: - Địa lý dân cư Việt Nam: Nêu được đặc điểm về cộng đồng các dân tộc nước ta, mật độ dân số, tỷ lệ gia tăng tự nhiên, đô thị hóa, hậu quả dân số tăng nhanh - Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản; sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Biết được các loại hình giao thông vận tải, thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển GTVT ở nước ta 2- Năng lực: - Phân tích về các mối quan hệ Địa lý: Giữa điều kiện tự nhiên và phân bố dân cư, phát triển các ngành kinh tế - Năng lực khai thác Atlat Địa lý Việt nam, phân tích bảng số liệu, vẽ, phân tích, nhận dạng các loại biểu đồ 3 - Phẩm chất - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm - Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường B- Dạng bài Phần I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Chọn một đáp án đúng nhất Câu 1. Người Việt (Kinh) chiếm tỉ lệ . trong dân số nước ta và phân bố chủ yếu ở ? A. cao nhất/ đồng bằng, trung du, duyên hải. B. cao/ đồng bằng và trung du. C. thấp/ duyên hải, trung du. D. trung bình/ hải đảo, miền núi. Câu 2. Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt: A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. Câu 3. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ: A. Rất thấp B. Thấp C. Trung bình D. Cao Câu 4. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta? A. Ê-đê. B. Kinh. C. Mường. D. Tày. Câu 5. Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây? A. Quy mô dân số lớn. B. Tuổi thọ ngày càng cao. C. Cơ cấu dân số già. D. Gia tăng cơ học cao. Câu 6. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả? A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 7. Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
  2. A. Vừa và nhỏ B. Vừa C. Lớn D. Rất Lớn Câu 8. Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do: A. đất dai màu mỡ, phì nhiêu hơn. B. lịch sử định cư sớm hơn. C. khí hậu thuận lợi hơn. D. giao thông thuận tiện hơn. Câu 9. Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông đang là trở ngại cho vấn đề nào? A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Mở rộng hợp tác quốc tế Câu 10. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí. C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên. Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, mật độ dân số nước ta cao nhất ở: A. vùng Đông Nam Bộ. B. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu 12. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là: A. Đất đai B. Khí hậu C. Nước D. Sinh vật Câu 13. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là: A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Câu 14. Hạn chế của chế độ nhiệt ẩm dồi dào ảnh hưởng đến nền nông nghiệp nước ta A. Trồng trọt quanh năm. B. Áp dụng luân canh, xen canh. C. Thâm canh, tăng vụ. D. Sâu bệnh phát triển mạnh. Câu 15. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì: A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. Câu 16. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng: A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. Câu 17. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta: A. Cây lương thực B. Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu Câu 18. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng: A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng. D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. Câu 19. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long. B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  3. Câu 20. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều A. bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. B. vùng nước quanh đảo, quần đảo. C. ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng. D. sông suối, kênh rạch, ao hồ. Câu 21. Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở nước ta? A. Có dòng biển chảy ven bờ. B. Có các ngư trường trọng điểm. C. Có nhiều đảo, quần đảo. D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. Câu 22. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay? A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu. B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi. C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng. D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao. Câu 23. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do: A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. B. Tăng người lao động có tay nghề. C. Tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá. Câu 24. Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới? A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. D. Tất cả các loại rừng trên. Câu 25. Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và trong tự nhiên có vai trò: A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. B. Giữ gìn môi trường sinh thái. C. Bảo vệ con người và động vật. D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi. Câu 26. Nước ta gồm những loại rừng nào? A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ Câu 27. Ngành công nghiệp năng lượng nào phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu? A. Than B. Hoá dầu C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện. Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp trọng điểm: A. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp. B. Có thế mạnh phát triến lâu dài. C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác Câu 29. Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì: A. Tổng giá trị xuất chưa nhiều B. Biểu hiện nền công nghiệp chậm phát triển C. Giá trị xuất thấp D. Làm giàu cho các nước khác Câu 30. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 22, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là: A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ
  4. C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau Câu 31. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là: A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thái Nguyên. Câu 32. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 22, công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bổ chủ yếu ở vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung du và miền núi Bấc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 33. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng? A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia. D. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú. Câu 34. Các tuyến đường sắt của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 35. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là A. có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. B. bờ biển đài, có nhiều đảo và quần đảo. C. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn. D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 36. Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải: A. 4 loại hình B. 5 loại hình C. 6 loại hình D. 7 loại hình Câu 37. Trong số các tuyến đường biển ven bờ của nước ta sau đây, tuyến đường nào là dài nhất? A. Hải Phòng - Đà Nẵng. B. Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh. C. Quy Nhơn - Phan Thiết. D. Đà Nẵng - Quy Nhơn. Câu 38. Quốc lô ̣1 bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn và kết thúc ở A. thành phố Cần Thơ. B. tỉnh Kiên Giang. C. tỉnh Cà Mau. D. thành phố Hồ Chí Minh. Câu 39. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay? A. Hội nhập toàn cầu sâu, rộng. B. Hoạt động du lịch phát triển. C. Vùng biển rộng, bờ biển dài. D. Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió. Câu 40. Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? ( Đơn vị: Nghìn tấn ) Năm Tổng số Lúa đông xuân và thu Lúa hè thu Lúa mì đông và 2005 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 2016 43609,5 19404,4 15010,1 9195,0 ( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê , 2017 )
  5. A. Miền. B. tròn C.kết hợp D.cột Câu 41. Cho bảng số liệu: Năm 2010 2014 2015 2017 Diện tích ( nghìn ha ) 51,3 85,6 101,6 152,0 Sản lượng ( nghìn tấn ) 105,4 151,6 176,8 241,5 ( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê , 2018 ) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. miền B.đường C. tròn D. kết hợp Câu 42. Cho bảng số liệu Giá trị sản lượng của các nghành kinh tế nước ta qua các giai đoạn 1990 – 2005 ( Đơn vị: tỉ đồng ) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61817,5 82307,1 112111,7 137112,0 Lâm nghiệp 4969,0 5033,7 5901,6 6315,6 Thủy sản 8135,2 13523,9 21777,4 38726,9 Tổng số 74921,7 100864,7 139790,7 182154,5 Để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là: A. Cột B. miền C. Đường biểu diễn D. tròn Phần II. TỰ LUẬN 1. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? *2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? *3. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ và nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó. Bảng: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (%) Năm 1985 1990 1995 2002 Thành phần Khu vực nhà nước 15,0 11,3 9,0 9,6 Các khu vực kinh tế khác 85,0 88,7 91,0 90,4 Ngày 6 tháng 10 năm 2023 BGH duyệt Tổ, nhóm Giáo viên ra đề cương Chu Thị Trúc