Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung

NHÂN TỐ TỰ NHIÊN 
a. Tài nguyên đất. 
-Đa dạng, có 2 loại đất chính: 
+ Đất phù sa: tập trung chủ yếu ở các đồng bằng  
-> thích hợp trồng cây lúa nước, và cây ngắn ngày khác. 
+Đất fe ra lít: tập trung chủ yếu ở trung du và  miền núi  
-> thích hợp trồng cây công lâu năm như cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây ngắn 
ngày như sắn, ngô,... 
b. Tài nguyên khí hậu 
Nhiệt đới ẩm gió mùa ; phân hoá đa dạng => cây trồng xanh quanh năm, sinh trưởng 
nhanh -> có thể tăng vụ, trồng nhiều loại cây. 
-Khó khăn:  
Sâu bệnh phát triển nhanh, có nhiều thiên tai. 
c. Tài nguyên nước 
Rất phong phú, phân bố không đều trong năm 
mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt. 
d. Tài nguyên sinh vật 
Phong phú và đa dạng là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi thích 
nghi với môi trường .
pdf 6 trang Phương Ngọc 21/06/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_dia_li_lop_9_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ : SỬ ĐỊA - CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - ĐỊA 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 1. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc. -Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất (86,2%) - Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng thể hiện qua : ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán - Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau , chung sống đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nền văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do: có thành phần dân tộc đa dạng - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ PHÁT TRIỂN PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 2.1 NHÂN TỐ TỰ NHIÊN a. Tài nguyên đất. -Đa dạng, có 2 loại đất chính: + Đất phù sa: tập trung chủ yếu ở các đồng bằng -> thích hợp trồng cây lúa nước, và cây ngắn ngày khác. +Đất fe ra lít: tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi -> thích hợp trồng cây công lâu năm như cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, b. Tài nguyên khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa ; phân hoá đa dạng => cây trồng xanh quanh năm, sinh trưởng nhanh -> có thể tăng vụ, trồng nhiều loại cây. -Khó khăn: Sâu bệnh phát triển nhanh, có nhiều thiên tai. c. Tài nguyên nước Rất phong phú, phân bố không đều trong năm mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt. d. Tài nguyên sinh vật Phong phú và đa dạng là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi thích nghi với môi trường . 2.2CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI a. Dân cư và lao động nông thôn - Chiếm tỉ lệ cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. b. Cơ sở vật chất –kĩ thuật - Ngày càng được hoàn thiện hơn c.Chính sách phát triển nông nghiệp - Nhà nước có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
  2. d. Thị trường trong và ngoài nước - Thị trường ngày càng được mở rộng. - Thị trường trong nước khá rộng lớn - Sức cạnh tranh hàng ngoại nhập . - Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu - Tạo mối liên hệ giữa các ngành f* Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, nhân tố kinh tế – xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển. Trong hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp thì nhóm nhân tố tự nhiên là quan trong, nhóm nhân tố kinh tế - xã hội là quyết định. Vì tự nhiên là cơ sở ban đầu quan trọng định hướng cho sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. Còn nông nghiệp phát triển như thế nào và phân bố ở đâu đạt được những thành tựu gì là do con người quyết định Ví dụ: ? 5.*Nêu được các đặc điểm của nguồn lao động: - Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh,mỗi năm tăng khoảng 1 triệu lao động - Có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, cất lương ngày càng được nâng lên - Còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, 6.Vấn đề việc làm đang gay gắt ở nước ta do: Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triền nên đã gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm *Đưa ra được các giải pháp giải quyết việc làm, ít nhất là 3 giải pháp - Nâng cao chất lương nguốn lao động, phân bố lại dân cư và nguồn lao động, xuất khẩu lao động - Ở nông thôn phát triển nghề thủ công, thâm canh, các thành thị phát triển dịch vụ và công nghiệp . 7. Vai trò của các loại rừng: + Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, dân dụng và xuất khẩu + Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường. + Rừng đặc dụng: Bảo tồn nguồn gen sinh vật, bảo vệ hệ sinh thái, phát triển du lịch + Rừng trồng, mô hình nông lâm kết hợp: tăng độ che phủ rừng, cung cấp nguyên liệu, bảo vệ môi trường. 8. Rèn luyện Kỹ năng vẽ biểu đồ đường HẾT
  3. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ : SỬ ĐỊA - CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - ĐỊA 8 NĂM HỌC 2021 - 2022 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: a. Vị trí địa lí: - Thuộc nửa cầu Bắc, kéo dài từ vùng Xích đạo -> cận vùng cực Bắc - Là 1 bộ phận nằm ở phía Đông của lục địa Á - Âu. b. Kích thước: 2 - Rộng lớn nhất thế giới (S: 41,5 triệu km ) . 2. Địa hình: * Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ bậc nhất thế giới. - Tập trung chủ yếu ở trung tâm châu lục. - Núi chạy theo 2 hướng chính: Bắc - Nam; Đông - Tây. * Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa. 3. Khí hậu: * Đa dạng, gồm 5 đới khí hậu (theo thứ tự từ bắc xuống nam) là: Cực và cận cực + Ôn đới + Cận nhiệt đới + Nhiệt đới + Xích đạo. - Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực B -> Xích đạo. - Do ảnh hưởng của vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp mà ở các đới khí hậu lại được phân ra thành các kiểu khí hậu. * Hai kiểu khí hậu phổ biến của châu á: a. Khí hậu gió mùa: - Phân bố: + Gió mùa nhiệt đới: Đông Nam Á, Nam Á. + Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á. - Đặc điểm: Có 2 mùa rõ rệt: + Mùa đông: Khô, lạnh, ít mưa. + Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều. b. Khí hậu lục địa: - Phân bố: Với diện tích rộng lớn ở vùng nội địa và Tây Nam Á. - Đặc điểm: + Mùa đông: Khô, rất lạnh. + Mùa hạ: Khô, rất nóng. + Biên độ nhiệt ngày, năm lớn. 4. Sông ngòi: a. ĐẶC ĐIỂM :
  4. * Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I- ê- nit- xây; Hoàng Hà; Trường Giang; An Hằng, ), nhưng phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp. - Bắc Á: + Mạng lưới sông dày, các sông lớn đều chảy theo hướng từ N lên B, mùa đông nước sông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Các sông lớn: I- ê -nit -xây, Ô-bi, Lê -Na. - Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: + Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn, sông nhiều nước, nước lên xuống theo mùa. + Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, - Tây Nam Á và Trung Á: + Ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng, tuyết tan, nước tập trung vào mùa xuân, lượng nước giảm dần về hạ lưu. + Các sông lớn: Xưa Đa- ri-a, A- mu-Đa-ri-a, Ti- Grơ, Ơphrát. - Sông hồ châu Á có giá trị rất lớn: Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. b. CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN: - Do địa hình và khí hậu nên cảnh quan phân hóa rất đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-Bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, nửa hoang mạc, hoang mạc, cảnh quan núi cao. II. DÂN CƯ – XÃ HỘI – KINH TẾ: 1. Hs trình bày đầy đủ các nội dung về: đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế 2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC VÀ LÃNH THỔ CHÂU Á HIỆN NAY: - Sau Chiến tranh thế giới II: Nền kimh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nhiệp hóa, hiện đại hóa. - Trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Còn nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhân dân nghèo khổ. 3. Hs tự làm các bài tập , gv hướng dẫn lại nếu học sinhs còn khúc mắc. Hết.
  5. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ : SỬ ĐỊA - CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - ĐỊA 7 NĂM HỌC 2021 - 2022 Phần một:THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG 1. BÀI 1:DÂN SỐ. - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Dân số. + Tháp tuổi: Đặc điểm, hình dạng, + Gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ giới. + Tình hình tăng dân số thế giới qua các năm? Nguyên nhân? 2. BÀI 2:SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ .- Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Mật độ dân số.+ Công thức tính mật độ dân số.+ Áp dụng tính mật độ dân số.+ Tình hình phân bố dân cư. 3. BÀI 3: QUẦN CƯ - ĐÔ THỊ HÓA. - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: +Quần cư. + Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về các mặt: mật độ dân số, nhà cửa, kiến trúc và cách bố trí nơi ăn, nghỉ, làm việc, chức năng kinh tế (hoạt động kinh tế)?Giải thích vì sao? + Tình hình phát triển đô thị. + Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình pt đô thị. + Siêu đô thị,tình hình phát triển, sự phân bố siêu đô thị? 4. BÀI 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI - Củng cố, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Lược đồ, bản đồ phân bố dân cư châu Á. + Nhận biết, phân tích, so sánh tháp dân số. Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG 1. BÀI 5: ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM. - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Vị trí, các đặc điểm chính và các kiểu môi trường thuộc đới nóng. + Vị trí và các đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm.+ Nhận biết môi trường quađoạn văn miêu tả. 2. BÀI 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI. - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Vị trí, khí hậu của môi trường nhiệt đới. + Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.
  6. + Nhận biết môi trường qua đoạn văn miêu tả. 3. BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA. - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Vị trí, đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa. + Các đặc điểm khác và sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người ở môi trường nhiệt đới gió mùa. 4. BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG - Nắm chắc, hiểu và phân tích được các nội dung về: + Đặc điểm chính về dân số, hậu quả của đặc điểm đó?Sự phân bố dân cư ở đới nóng. + Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường( Hậu quả, biện pháp). 5. BÀI 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG - Biết xác định tên của môi trường qua ảnh. - Biết nhận biết môi trường qua biểu đồ. Hết Nhóm trưởng môn Địa Tổ trưởng chuyên môn Nguyễn Viết Thiều Lê thị Thanh Huyền