Đề cương ôn tập giữa kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Đoàn Thị Hoa
Câu 1: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta xảy ra vào thời gian nào?
A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX B. Cuối thế kỉ XIX
C. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 D. Cuối thế kỉ XX
Câu 2: Dân tộc nào có dân số đông nhất ở nước ta hiện nay?
A. Mường B. Kinh C. Thái D. Khơ - me
Câu 3: Ngành công nghiệp nào có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
B. Công nghiệp điện
C.Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
D. Công nghiệp dệt may
Câu 4: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm bao nhiêu dân tộc sinh sống?
A. 48 B. 50 C. 52 D. 54
Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng khu vực dịch vụ giảm.
B. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - ngư nghiệp tăng.
C. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - ngư nghiệp giảm.
D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm
Câu 6: Trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng:
A. giảm sút. B. tăng nhanh.
C. ổn định. D. tăng, giảm thất thường.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Đoàn Thị Hoa
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC: 2023-2024 I. Nội dung ôn tập: Phần I : Lí thuyết : 1. Địa lí dân cư: - Đặc điểm dân cư, dân tộc, sự phân bố dân cư ở nước ta - Vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta hiện nay 2. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: - Đặc điểm nền kinh tế nước ta trước và trong thời kì đổi mới - Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta hiện nay 3. Địa lí ngành nông nghiệp: - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông ghiệp. - Đặc điểm phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, ngành nông - lâm - thủy sản. 4. Địa lí ngành công nghiệp - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công ghiệp - Đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp Phần II: Thực hành: 1. Phân tích bảng số liệu thống kê để chọn dạng biểu đồ thích hợp 2. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ (biểu đồ tròn, miền, đường, cột ) II. Dạng đề: - Trắc nghiệm: 28 câu = 7,0 điểm + tự luận 2 câu = 3 điểm - Tổng 10 điểm III. Dạng bài tham khảo: Phần I: Trắc nghiệm: Câu 1: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta xảy ra vào thời gian nào? A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX B. Cuối thế kỉ XIX C. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 D. Cuối thế kỉ XX Câu 2: Dân tộc nào có dân số đông nhất ở nước ta hiện nay? A. Mường B. Kinh C. Thái D. Khơ - me Câu 3: Ngành công nghiệp nào có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta hiện nay? A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu B. Công nghiệp điện C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm D. Công nghiệp dệt may Câu 4: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm bao nhiêu dân tộc sinh sống? A. 48 B. 50 C. 52 D. 54
- Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây? A. Tỉ trọng khu vực dịch vụ giảm. B. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - ngư nghiệp tăng. C. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - ngư nghiệp giảm. D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm Câu 6: Trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng: A. giảm sút. B. tăng nhanh. C. ổn định. D. tăng, giảm thất thường. Câu 7: Đặc điểm không đúng về các dân tộc ít người ở nước ta là: A. có số lượng ít B. tập trung chủ yếu ở miền núi C. có trình độ khoa học kĩ thuật cao D. có trình độ phát triển kinh tế khác nhau Câu 8: Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển dựa trên ưu thế nào sau đây? A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ B. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ lâu đời C. Nguồn nguyên liệu phong phú, tại chỗ D. Nguồn vốn thu hút đầu tư nước ngoài Câu 9. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là: A. Hà Nội và Đà Nẵng B. Hà Nội và Hải Phòng C. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh D. Hà Nội và Quảng Ninh Câu 10: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện: A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. C. chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. D. hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới. Câu 11: Các vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 12: Cho bảng số liệu: (bảng 1) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và 2014 (Đơn vị:%) Năm 2005 2014 Nhóm tuổi Từ 0 đến 14 tuổi 27,0 23,5 Từ 15 đến 59 tuổi 64,0 66,4 Từ 60 tuổi trở lên 9,0 10,1 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và 2014 ?
- A.Miền B. Cột C. Đường D. Tròn Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất? A.Tây Ninh, Cà Mau, An Giang B. Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận C. Kon Tum, Quảng Nam, Lai Châu D. Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ Câu 14: Mặt hạn chế nguồn lao động nước ta là: A. lao động chủ yếu ở nông thôn B. ít kinh nghiệm sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp C. tỉ lệ gia tăng lao động hàng năm còn ở mức cao D. lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn Câu 15: Giải quyết việc làm ở nước ta không bao gồm giải pháp nào sau đây? A. Thực hiện tốt chính sách dân số để đảm bảo sự cân bằng giới tính B. Thực hiện tốt chính sách dân số để hạ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên C. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh đào tạo nguồn lao động D. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng kinh tế Câu 16: Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta được triển khai từ năm: A. 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi B. 1960, bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất C. 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất D. 1986, đại hội VI Đẩng Cộng sản Việt Nam Câu 17: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17, em hãy cho biết vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có nhiều trung tâm kinh tế nhất cả nước? A. Trung du miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 18: Cho bảng số liệu: (bảng 2) Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: %) Khu vực 2000 2005 2007 2010 2014 Thành thị 54,2 26,9 28,2 30,5 33,1 Nông thôn 75,8 73,1 71,8 69,5 66,9 Biểu đồ nào sau đây thích hợp thể hiện cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2014 A. Miền B. Đường C. Tròn D. Cột Câu 19: Đất Feralít không thích hợp với loại cây trồng nào sau đây? A. Lúa B. Chè C. Cà phê D. Cao su Câu 20: Ở nước ta, trong sản xuất nông nghiệp có thể trồng được nhiều vụ trong năm là do: A. đất phù sa màu mỡ B. nguồn nhiệt, ẩm phong phú C. có mùa đông lạnh D. có nhiều đất feralít trên đá badan
- Câu 21: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là: A. nguồn lao động B. giống cây trồng C. phát triển thủy lợi D. giống vật nuôi Câu 22: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là: A. chậm đổi mới giống cây trồng B. sự hạn chế của công nghiệp chế biến C. thị trường tiêu thụ có nhiều biến động D. thiếu lao động trong sản xuất Câu 23: Nhân tố quyết định tạo nên thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua là: A. nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất B. cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp ngày càng hoàn thiện C. chính sách phát triển nông nghiệp của đúng đắn của Nhà nước D. thị trường trong và ngoài nước được mở rộng Câu 24: Nhân tố nào sau dây không phải là khó khăn về tự nhiên cho sự phát triển nông nghiệp nước ta? A. Bão lũ B. Gió Tây khô nóng C. Sâu bệnh D. Khí hậu phân hóa Cây 25: Năng suất lúa ở nước ta tăng mạnh do nguyên nhân nào sau đây? A. Đảy mạnh thâm canh B. Đủ nước tưới quanh năm C. Đẩy mạnh xem canh, tăng vụ D. Mở rộng diện tích đất canh tác Câu 26: Rừng đầu nguồn có vai trò lớn trong việc: A. chắn sóng, chắn gió, chống xói mòn B. cung cấp gỗ, lâm sản, nguồn gen quý C. điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn D. vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sản lượng hải sản khai thác ở nước ta tăng nhanh chóng? A.Số lượng tàu thuyền và công suất tàu đánh bắt tăng B. Ngư dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm đánh bắt C. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác D. Do vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn Câu 28: Nhân tố kinh tế xã hội nào sau đây có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Dân cư và lao động B. Chính sách phát triển công nghiệp C. Cơ sở vật chất kĩ thuật D. Thị trường Câu 29: Nhân tố nào sau đây làm cho mỗi vùng ở nước ta có thế mạnh khác nhau trong phát triển công nghiệp? A. Vị trí địa lí B. Điều kiện khí hậu C. Địa hình D. Sự phân bố tài nguyên Câu 30: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 22, em hãy cho biết Tây Nguyên có thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây? A. Nhiệt điện B. Thủy điện C. Phong điện D. Sản xuất hàng tiêu dùng
- Câu 31: Thứ bậc về số dân và diện tích của nước ta so với các nước trên thế giới là: A. số dân thứ 58, diện tích thứ 14 trên thế giới B. số dân thứ 14, diện tích thứ 58 trên thế giới C. số dân thứ 41, diện tích thứ 85 trên thế giới D. số dân thứ 85, diện tích thứ 41 trên thế giới Câu 32: Dân số nước ta năm 2019 khoảng bao nhiêu người? A. 97,5 triệu người B. 90 triệu người C. 86 triệu người D. 1 tỉ người Phần II. Tự luận: Câu 1 Em hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp? Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, vì sao? Câu 2. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Để giải quyết vấn đề này cần tiến hành biện pháp gì ? Câu 3. Tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc? Câu 4. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt, ôn đới, cho VD minh họa? Câu 5. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta? BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Phạm Thị Thanh Hoa Đoàn Thị Hoa