Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Đoàn Thị Hoa

Phần 1. Trắc nghiệm:

Câu 1: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm do có

A. nhiều diện tích đất phù sa. B. nguồn sinh vật phong phú.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 2: Vùng kinh tế nào của nước ta sau đây không tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 3: Điểm du lịch bãi tắm Nha Trang thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ninh B. Hải Phòng C. Đà Nẵng D. Khánh Hòa

Câu 4: Tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm những thành phố nào?

A. Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long B. Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương

C. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Quảng Ninh D. Hà Nội - Hải Phòng – Bắc Ninh

Câu 5: Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Hồng tập trung ở hai thành phố nào?

A. Hà Nội, Bắc Ninh B. Hà Nội, Nam Định

C. Hà Nội, Hải Phòng D. Hà Nội, Hải Dương

Câu 6: Tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới giữa Việt Nam – Lào – Trung Quốc?

A. Hà Giang B. Điện Biên C. Kon Tum D. Hà Nội

Câu 7: Ranh giới tự nhiên để phân chia thành hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Trung du miền núi Bắc Bộ là gì?

A. Dãy Himalaya B. Sông Đà

C. Sông Hồng D. Dãy Trường Sơn

docx 4 trang Quốc Hùng 04/07/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Đoàn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Đoàn Thị Hoa

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I – MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC: 2023-2024 I. Nội dung ôn tập: Phần I : Lí thuyết : 1. Địa lí dân cư: 2. Địa lí các ngành kinh tế 3. Sự phân hóa lãnh thổ: - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung Bộ Phần II: Thực hành: 1. Phân tích bảng số liệu thống kê để chọn dạng biểu đồ thích hợp 2. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ (biểu đồ tròn, miền, đường, cột ) II. Dạng đề: - Trắc nghiệm: 28 câu = 7,0 điểm + tự luận 2 câu = 3 điểm - Tổng 10 điểm III. Dạng bài tham khảo: Phần 1. Trắc nghiệm: Câu 1: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm do có A. nhiều diện tích đất phù sa. B. nguồn sinh vật phong phú. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 2: Vùng kinh tế nào của nước ta sau đây không tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 3: Điểm du lịch bãi tắm Nha Trang thuộc tỉnh nào? A. Quảng Ninh B. Hải Phòng C. Đà Nẵng D. Khánh Hòa Câu 4: Tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm những thành phố nào? A. Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long B. Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương C. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Quảng Ninh D. Hà Nội - Hải Phòng – Bắc Ninh Câu 5: Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Hồng tập trung ở hai thành phố nào? A. Hà Nội, Bắc Ninh B. Hà Nội, Nam Định C. Hà Nội, Hải Phòng D. Hà Nội, Hải Dương Câu 6: Tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới giữa Việt Nam – Lào – Trung Quốc? A. Hà Giang B. Điện Biên C. Kon Tum D. Hà Nội Câu 7: Ranh giới tự nhiên để phân chia thành hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Trung du miền núi Bắc Bộ là gì? A. Dãy Himalaya B. Sông Đà C. Sông Hồng D. Dãy Trường Sơn Câu 8: Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông nào? A. Sông Thương B. Sông Thái Bình C. Sông Cầu D. Sông Lục Nam Câu 9: Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là dãy núi nào? A. Sông Cả B. Dãy núi Bạch Mã C. Sông Mã D. Dãy Tam Điệp
  2. Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô lớn nhất? A. Cẩm Phả B. Hạ Long C. Thái Nguyên D. Việt Trì Câu 11: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển cây vụ đông là gì? A. Có một mùa đông lạnh B. Có nguồn nước phong phú C. Địa hình bằng phẳng D. Đất phù sa màu mỡ Câu 12: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là gì? A. Tài nguyên hạn chế B. Cơ sở hạ tầng thấp kém C. Mật độ dân cư thấp D. Thiên tai thường xuyên xảy ra Câu 13: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do: A. dân số đông nhất B. trình độ thâm canh cao C. diện tích lớn nhất D. sản lượng lớn nhất Câu 14: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu Bắc Trung Bộ là: A. gây ra hiện tượng gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ B. gây ra hiện tượng mưa lớn ở các đồng bằng ven biển vào đầu mùa hạ C. gây mưa cho toàn vùng vào đầu mùa hạ D. ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thổi xuống vùng Câu 15: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Chế biến lương thực thực phẩm B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Sản xuất vật liệu xây dựng D. Năng lượng Câu 16: Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì? A. Chè B. Cao su C. Cà phê D. Điều Câu 17: Cửa khẩu Tân Thanh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Lào Cai B. Quảng Ninh C. Điện Biên D. Lạng Sơn Câu 18: Trâu được nuôi nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhu cầu tiêu thụ rộng lớn B. Nhiều cơ sở chế biến hiện đại C. Nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp D. Dễ vận chuyển đến nơi tiêu thụ Câu 19: Đô thị nào của Hà Nội được thành lập từ năm 1010 nay là thủ đô Hà Nội? A. Cổ Loa B. Phú Xuân C. Phố Hiến D. Thăng Long Câu 20: Thành phố Huế có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ? A. Trung tâm công nghiệp quan trọng ở phía bắc của vùng B. Hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp dịch vụ của vùng C. Trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước D. Khu công nghiệp tập trung lớn của cả nước và của vùng Câu 21: Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Bình Định D. Ninh Thuận Câu 22: Ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do: A. nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn B. có mạng lưới dịch vụ, giống và thú ý phát triển C. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm chăn nuôi D. tập trung các cơ sở chế biến thực phẩm
  3. Câu 23: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tự nhiên để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là: A. diện tích đất feralit rộng lớn. B. các cao nguyên tương đối bằng phẳng. C. có nhiều giống cây công nghiệp tốt. D. khí hậu nhiệt đới ẩm có một mùa đông lạnh. Câu 24: Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của nước ta là cơ sở phát triển A. các ngành công nghiệp nhẹ. B. các ngành công nghiệp nặng. C. ngành công nghiệp khai khoáng. D. các ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng. Câu 25: Những thành phố nào sau đây là trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta? A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh B. Hà Nội, Hải Phòng C. Cần Thơ Đà Nẵng D. TP Hồ Chí Minh, Huế Câu 26: Biện pháp hàng đầu trong thâm canh lúa gạo ở nước ta là: A. giống mới. B. thủy lợi. C. cải tạo đất. D. chống xói mòn. Câu 27: Lễ hội nào sau đây kéo dài nhất trong năm ở Đồng bằng Sông Hồng? A. Chợ Viềng B. Chùa Hương C. Phủ Giầy D. Chọi Trâu Câu 28: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ là: A. khoáng sản phân bố rải rác. B. khí hậu diễn biến thất thường. C. địa hình dốc, giao thông khó khăn. D. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao Câu 29: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2015 (đơn vị : nghìn tấn) Năm Tổng sản lượng Chia ra thủy sản Khai thác Nuôi trồng 2005 3466,3 1987,4 1478,9 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2015 6549,7 3036,4 3513,3 Biểu đồ nào sau đây thích hợp thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015 A. Miền B. Đường C. Kết hợp D. Cột chồng Câu 30: Cho bảng số liệu sau: Số thuê bao điện thoại và Internet ở nước ta giai đoạn 2005 - 2014 (Đơn vị: Nghìn thuê bao) Tiêu chí Số thuê bao điện Số thuê bao Internet Năm thoại 2005 15 845,0 210,0 2010 124 311,1 3 6437 2014 142 548,1 6 000,5 Biểu đồ nào sau đây thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng số thuê bao điện thoại và Internet ở nước ta giai đoạn 2005 - 2014 A. Miền B. Đường C. Kết hợp D. Cột Câu 31. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2019
  4. Năm 2010 2013 2015 2019 Diện tích (nghìn ha) 7 489,4 7 902,5 7 828,0 7 470,1 Sản lượng (nghìn 40 005,6 44 039,1 45 091,1 43 448,2 tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2019. A. Miền B. Đường C. Cột kết hợp đường D. Tròn Câu 32. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc tới khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là gì? A. Có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ B. Có mùa mưa lùi dần về thu đông và gió Tây khô nóng. C. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác. Phần II. Tự luận: Câu 1: Em hãy cho biết vai trò của sản xuất cây vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng? Câu 2: Trong một bài thơ có câu: " Trường Sơn đông nắng, tây mưa Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình." Em hãy cho biết đó là hiện tượng thời tiết gì? Nêu phạm vi, thời gian hoạt động hiện tượng đó ở nước ta? Câu 3: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng. Tây Bắc và Đông Bắc Câu 4. Vì sao ĐBSH là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước? - Hết - BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Phạm Thị Thanh Hoa Đoàn Thị Hoa