Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức 

- Trình bày và giải thích  được đặc điểm về dân số nước ta; Nguyên nhân và hậu quả, ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế.

 - Trình bày và giải thích  được đặc điểm về phân bố dân cư nước ta. 

- Trình bày và giải thích  được đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động. Sức ép của DS đối với việc giải quyết việc làm.

2. Kĩ năng.

- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế..

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn, theo ngành, theo thành phần kinh tế.

II. Thời lượng: 

III. Phương tiện dạy học

- Atlat dia lí Việt Nam, SGK địa 9

IV. Cách thức tổ chức:

I. Lý thuyết 

1 Dân số và gia tăng dân số

1.1. Số dân                  

Năm 2007 dân số nước ta là 84 156 nghin người, đứng thứ  3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới

doc 21 trang Phương Ngọc 07/03/2023 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 ĐỊA LÝ 9 NĂM 2022 - 2022 A. Kiến thức trọng tâm CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm về dân số nước ta; Nguyên nhân và hậu quả, ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về phân bố dân cư nước ta. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động. Sức ép của DS đối với việc giải quyết việc làm. 2. Kĩ năng. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta. - Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn, theo ngành, theo thành phần kinh tế. II. Thời lượng: III. Phương tiện dạy học - Atlat dia lí Việt Nam, SGK địa 9 IV. Cách thức tổ chức: I. Lý thuyết 1 Dân số và gia tăng dân số 1.1. Số dân Năm 2007 dân số nước ta là 84 156 nghin người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới 1.2. Gia tăng dân số 1
  2. - Nước ta có gia tăng dân số nhanh. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số - Nhờ thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. 1.3. Cơ cấu dân số: - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ - Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi; giảm tỉ trọng của nhóm dân số 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng của dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động - Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm - Sự chênh lệch tỉ trọng dân số hai nhóm nam và nữ. Tỉ lệ giới tính có sự khác nhau giữa các vùng. Ví dụ ở Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên. 2: Phân bố dân cư 2.1.Mật độ dân số và phân bố dân cư - Việt Nam thuộc nước có mật độ dân số cao với 254 người/ km2 - Dân cư phân bố không đều + Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch, với khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn 2.2. Các loại hình quần cư. a. Quần cư nông thôn: - Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp b. Quần cư thành thị: 2
  3. - Các đô thị nước ta có mật độ dân số rất cao, nhà cửa khá đa dạng: dạng nhà ống khá phổ biến, chung cư cao tầng, nhà biệt thự - Đô thị có nhiều chức năng, các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng 2.3. Đô thị hóa. - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp - Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ 3: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống 3.1. Nguồn lao động và sử dụng lao động: a. Nguồn lao động: - Nguồn lao động nước ta dồi dào (chiếm 51,2% tổng số dân) và tăng nhanh (mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động) - Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao - Tuy nhiên nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn b. Sử dụng lao động - Số lao động có việc là ngày càng tăng - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực 1), tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực 2) và khu vực dịch vụ (khu vực 3) 3.2. Vấn đề việc làm a.Việc làm - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đó tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta 3
  4. - Do đặc điểm thời vụ của sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nờn thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Năm 2005 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% - Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao năm 2005 là 5,3% Vì vậy có thể nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay b. Hướng giải quyết - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu - Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo các cấp - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 3.3. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chứng minh qua tỉ lệ người lớn biết chữ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân tăng, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi - Tuy nhiên chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội - Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. Luyện tập Làm các bài tập trong SGK III. Ôn tập, kiểm tra 1 a. Trình bày đặc điểm số dân và gia tăng dân số nước ta hiện nay.Vì so tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng 4
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 ĐỊA LÝ 9 NĂM 2022 - 2022 A. Kiến thức trọng tâm CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm về dân số nước ta; Nguyên nhân và hậu quả, ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về phân bố dân cư nước ta. - Trình bày và giải thích được đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động. Sức ép của DS đối với việc giải quyết việc làm. 2. Kĩ năng. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta. - Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn, theo ngành, theo thành phần kinh tế. II. Thời lượng: III. Phương tiện dạy học - Atlat dia lí Việt Nam, SGK địa 9 IV. Cách thức tổ chức: I. Lý thuyết 1 Dân số và gia tăng dân số 1.1. Số dân Năm 2007 dân số nước ta là 84 156 nghin người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới 1.2. Gia tăng dân số 1