Bộ câu hỏi trắc nghiệm học kỳ I lần 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)
1- Mức biết:
Câu 1- Số lượng các thành phần dân tộc nước ta là
A. 54. | B. 56. | C. 60. | D. 64 |
Câu 2- Khư vực Trường Sơn-Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc ít người sinh sống?
A. 15. | B. 17. | C. 19. | D. 20. |
Câu 3- Nguồn lao động nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nguồn lao động dồi dào. |
B. Tỉ lệ tăng lao động vẫn còn cao. |
C. Lao động giàu kinh nghiệm sản xuất. |
D. Chất lượng nguồn lao động chậm nâng cao. |
Câu 4. Các điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây?
A. Làng, ấp. | B. Bản. | C. Buôn, plây. | D. Phum, sóc. |
Câu 5. Người Việt (Kinh) chiếm tỉ lệ …. trong dân số nước ta và phân bố chủ yếu ở…..?
A. cao nhất/ đồng bằng, trung du, duyên hải. | B. cao/ đồng bằng và trung du. |
C. thấp/ duyên hải, trung du. | D. trung bình/ hải đảo, miền núi. |
Câu 6. Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt:
A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.
Câu 7. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:
A. Rất thấp B. Thấp C. Trung bình D. Cao
Câu 8. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta?
A. Ê-đê. B. Kinh. C. Mường. D. Tày.
File đính kèm:
- bo_cau_hoi_trac_nghiem_hoc_ky_i_lan_1_mon_dia_li_lop_9_nam_h.docx
Nội dung text: Bộ câu hỏi trắc nghiệm học kỳ I lần 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG BỘ CÂU HỎI TNKQ-HỌC KỲ I- LẦN 1 Môn: Địa lí 9. Năm học 2023-2024 A- Phần 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ I- Mục tiêu: * Mức biết: - Nhận biết được số lượng các dân tộc Việt Nam. - Nhận biết được sự phân bố các dân tộc của nước ta. * Mức hiểu: - Hiểu tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta qua từng giai đoạn. * Mức vận dụng: - Vận dụng để tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua từng giai đoạn. II- Câu hỏi: 1- Mức biết: Câu 1- Số lượng các thành phần dân tộc nước ta là A. 54. B. 56. C. 60. D. 64 Câu 2- Khư vực Trường Sơn-Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc ít người sinh sống? A. 15. B. 17. C. 19. D. 20. Câu 3- Nguồn lao động nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Nguồn lao động dồi dào. B. Tỉ lệ tăng lao động vẫn còn cao. C. Lao động giàu kinh nghiệm sản xuất. D. Chất lượng nguồn lao động chậm nâng cao. Câu 4. Các điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây? A. Làng, ấp. B. Bản. C. Buôn, plây. D. Phum, sóc. Câu 5. Người Việt (Kinh) chiếm tỉ lệ . trong dân số nước ta và phân bố chủ yếu ở ? A. cao nhất/ đồng bằng, trung du, duyên hải. B. cao/ đồng bằng và trung du. C. thấp/ duyên hải, trung du. D. trung bình/ hải đảo, miền núi. Câu 6. Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt: A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. Câu 7. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ: A. Rất thấp B. Thấp C. Trung bình D. Cao Câu 8. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta? A. Ê-đê. B. Kinh. C. Mường. D. Tày. Câu 9. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả? A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 10. Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô: A. Vừa và nhỏ B. Vừa C. Lớn D. Rất Lớn 2- Mức hiểu: Câu 1. Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng: A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng. B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.
- C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm. D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng. Câu 2. Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây? A. Quy mô dân số lớn. B. Tuổi thọ ngày càng cao. C. Cơ cấu dân số già. D. Gia tăng cơ học cao. Câu 3. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta có đặc điểm là A. già và ổn định. B. trẻ và ổn định. C. trẻ và đang có xu hướng già hóa. D. già và đang có xu hướng trẻ hóa. Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do: A. đất dai màu mỡ, phì nhiêu hơn. B. lịch sử định cư sớm hơn. C. khí hậu thuận lợi hơn. D. giao thông thuận tiện hơn. Câu 5. Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông đang là trở ngại cho vấn đề nào? A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Mở rộng hợp tác quốc tế Câu 6. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí. C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên. Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, mật độ dân số nước ta cao nhất ở: A. vùng Đông Nam Bộ. B. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. vùng Đồng bằng sông Hồng. 3- Mức vận dụng: Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014 Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 số tự nhiên (%) Câu 1- Nhận định nào sau đây đúng về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014? A. Giữ ở mức ổn định trên 1% năm. B. Có sự biến cố mạnh. C. Tăng qua các năm. D. Có xu hướng giảm qua các năm. Câu 2- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất? A. Đông Nam Bộ. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014 Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 số tự nhiên (%) Câu 3. Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014: A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 4. Thời kỳ nào sau đây, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm ít nhất ? A. 1999-2002. B. 2002-2005. C. 2005-2009. D. 2009-2014. 4- Mức vận dụng cao:
- Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014 Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 số tự nhiên (%) Câu 1. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999-2014 giảm bình quân A. 0,4%/năm. B. 0,04%/năm. C. - 0,33%/năm. D. - 0,02%/năm. B- Phần 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ I- Mục tiêu: * Mức biết: - Nhận biết được các loại hình giao thông vận tải, bưu chính viễn thông ở nước ta. - Nhận biết được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản; sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Mức hiểu: - Vai trò và sự phân bố của các loại rừng ở nước ta. - Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống và nền kinh tế. * Mức vận dụng: - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các vườn quốc gia và các cửa khẩu. - Vận dụng bảng số liệu để vẽ biểu đồ phù hợp. II- Câu hỏi: 1- Mức biết: Câu 1. Tuyến đường bộ chạy dọc nước ta, từ Lạng Sơn đến Cà Mau là A. quốc lộ 14. B. quốc lộ 5. C. quốc lộ 1A. D. đường Hồ Chí Minh Câu 2. Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Hải Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Câu 3. Ngành bưu chính viễn thông nước ta hòa mạng Internet vào thời gian nào? A. Vào đầu năm 1997. B. Vào cuối năm 1997. C. Vào cuối năm 1999. D. Vào đầu năm 1999. Câu 4. Ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta là: A. Nội Bài, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất. C. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5. Nước ta có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông đứng thứ mấy trên thế giới: A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 6. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Câu 7. Nền nông nghiệp nước ta gồm các ngành chính nào sau đây: A. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. C. Trồng trọt và chăn nuôi. D. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc. Câu 8. Loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là: A. Đường bộ. B. Đường sắt.
- C. Đường sông. D. Đường hàng không. 2- Mức hiểu: Câu 1. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là: A. Đất đai B. Khí hậu C. Nước D. Sinh vật Câu 2. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là: A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Câu 3. Hạn chế của chế độ nhiệt ẩm dồi dào ảnh hưởng đến nền nông nghiệp nước ta A. Trồng trọt quanh năm. B. Áp dụng luân canh, xen canh. C. Thâm canh, tăng vụ. D. Sâu bệnh phát triển mạnh. Câu 4. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì: A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. Câu 5. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng: A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. Câu 6. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta: A. Cây lương thực B. Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu Câu 7. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng: A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng. D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. Câu 8. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long. B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Câu 9. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều A. bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. B. vùng nước quanh đảo, quần đảo. C. ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng. D. sông suối, kênh rạch, ao hồ. Câu 10. Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở nước ta? A. Có dòng biển chảy ven bờ. B. Có các ngư trường trọng điểm. C. Có nhiều đảo, quần đảo. D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. Câu 11. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay? A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu. B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi. C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng. D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao. Câu 12. Loại hình vận tải nào chuyên chở dầu mỏ và khí đốt hiệu quả nhất: A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường ống. D. Đường biển
- Câu 13 Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là: A. Cao su, chè, đậu tương, dâu tằm. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía. C. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. D. Cao su, hồ tiêu, chè, lạc. Câu 14. Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, tỉ trọng chăn nuôi so với trồng trọt: A. Cao hơn. B. Thấp hơn. C. Bằng nhau. D. Cao hơn rất nhiều. Câu 15. Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở: A. Núi và Trung du. B. Ven biển và đồng bằng. C. Miền núi thấp và Trung du. D. Đồng bằng và Trung du. Câu 16. Loại rừng cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là A. rừng tự nhiên. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng sản xuất. Câu 17. Giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và đời sống là vì: 1. Nối liền các ngành, các vùng sản xuất. 2. Thực hiện các mối liên hệ giữa sản xuất với tiêu dùng. 3. Giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 4. Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Có đầy đủ các loại hình giao thông. A. 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 18. Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở A. Đầu nguồn các con sông và Trung du. B. Ven biển và đầu nguồn các con sông. C. Miền núi và Trung du. D. Ven biển và vùng vúi thấp. 3- Vận dụng: Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào? A. Cao Bằng. B. Bắc Cạn. C. Quảng Ninh. D. Hải Phòng. Câu 2. Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? ( Đơn vị: Nghìn tấn ) Năm Tổng số Lúa đông xuân và thu Lúa hè thu Lúa mì đông và 2005 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 2016 43609,5 19404,4 15010,1 9195,0 ( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê , 2017 ) A. Miền. B. tròn C.kết hợp D.cột Câu 3. Cho bảng số liệu: Năm 2010 2014 2015 2017 Diện tích ( nghìn ha ) 51,3 85,6 101,6 152,0 Sản lượng ( nghìn tấn ) 105,4 151,6 176,8 241,5 ( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê , 2018 ) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. miền B.đường C. tròn D. kết hợp Câu 4. Cho bảng số liệu Giá trị sản lượng của các nghành kinh tế nước ta qua các giai đoạn 1990 – 2005 ( Đơn vị: tỉ đồng )
- Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61817,5 82307,1 112111,7 137112,0 Lâm nghiệp 4969,0 5033,7 5901,6 6315,6 Thủy sản 8135,2 13523,9 21777,4 38726,9 Tổng số 74921,7 100864,7 139790,7 182154,5 Để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là: A. Cột B. miền C. Đường biểu diễn D. tròn Việt Hưng ngày 25 tháng 10 năm 2023 BGH duyệt Nhóm trưởng CM Người ra câu hỏi TNKQ Chu Thị Trúc