Hướng dẫn ôn tập giữa kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung

PHẦN A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
HS cần nắm vững các nội dung kiến thức sau:  
1. Chủ đề oxit:  
- Tính chất hóa học của oxit (tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit). Viết PTHH minh họa.  
- Một số oxit quan trọng: 
2. Chủ đề axit:          
- Tính chất hóa học của axit. Viết PTHH minh họa.  
- Tính chất hóa học của axit sunfuric (chú ý tính chất riêng của H2SO4 đậm đặc) 
- Cách pha loãng H2SO4 (rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều) 
- Sản xuất H2SO4 (chú ý các PTHH) 
- Nhận biết H2SO4 và muối sunfat (dd K2SO4; Na2SO4..) bằng thuốc thử: dd BaCl2 hoặc Ba(OH)2/ dd 
Ba(NO3)2.  
 3. Chủ đề bazơ:  
- Tính chất hóa học của bazơ (bazơ tan và bazơ không tan). Viết PTHH minh họa.  
- Một số bazơ quan trọng: 
4. Chủ đề muối: 
- Tính chất hóa học của muối.  
- Phản ứng trao đổi (chú ý điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi) 
5. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (oxit, axit, bazơ và muối) 
6. Các công thức tính toán thường gặp: Số mol (n); khối lượng chất (m); thể tích khí (V) đo ở đktc, nồng 
độ phần trăm của dung dịch (C%), nồng độ mol của dung dịch (CM)
pdf 2 trang Phương Ngọc 21/06/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập giữa kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_on_tap_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập giữa kì 1 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I, MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 PHẦN A. KIẾN THỨC CƠ BẢN HS cần nắm vững các nội dung kiến thức sau: 1. Chủ đề oxit: - Tính chất hóa học của oxit (tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit). Viết PTHH minh họa. - Một số oxit quan trọng: 2. Chủ đề axit: - Tính chất hóa học của axit. Viết PTHH minh họa. - Tính chất hóa học của axit sunfuric (chú ý tính chất riêng của H2SO4 đậm đặc) - Cách pha loãng H2SO4 (rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều) - Sản xuất H2SO4 (chú ý các PTHH) - Nhận biết H2SO4 và muối sunfat (dd K2SO4; Na2SO4 ) bằng thuốc thử: dd BaCl2 hoặc Ba(OH)2/ dd Ba(NO3)2. 3. Chủ đề bazơ: - Tính chất hóa học của bazơ (bazơ tan và bazơ không tan). Viết PTHH minh họa. - Một số bazơ quan trọng: 4. Chủ đề muối: - Tính chất hóa học của muối. - Phản ứng trao đổi (chú ý điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi) 5. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (oxit, axit, bazơ và muối) 6. Các công thức tính toán thường gặp: Số mol (n); khối lượng chất (m); thể tích khí (V) đo ở đktc, nồng độ phần trăm của dung dịch (C%), nồng độ mol của dung dịch (CM) PHẦN B. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN (THAM KHẢO) 1. Dạng bài tập định tính Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau: (1) CaO + H2O ⎯⎯→ (2) P2O5 + H2O (3) Fe2O3 + HCl (4) Na2O + SO2 (5) Cu + H2SO4 đặc, nóng (6) CO2 + NaOH (7) Na2SO3 + H2SO4 (8) Mg(OH)2 + HNO3 (9) Fe + H2SO4 loãng (10) BaCl2 + H2SO4 (11) Cu + AgNO3 to (12) Al(OH)3 ⎯⎯→ (13) CuSO4 + Ba(OH)2 (14) AgNO3 + HCl (15) K2CO3 + Ca(NO3)2 Bài 2: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
  2. (1) (2) (3) (4) (5) a) Na2O ⎯⎯ → NaOH ⎯ ⎯ → Na2SO4 ⎯ ⎯ → NaCl ⎯⎯→ NaOH ⎯ ⎯ → Na2CO3. (1) (2) (3) (4) (6) b) S ⎯⎯ → SO2 ⎯ ⎯ → SO3 ⎯ ⎯ → H2SO4 ⎯ ⎯ → K2SO4 KCl ⎯⎯→ KNO3 (3) (4) c) Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)4 ⎯⎯→ FeCl3 ⎯⎯→ Fe(OH)3 FeCl3 Bài 2: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra cho các thí nghiệm sau: a) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa lá đồng. b) Nhỏ dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím. c) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4. d) Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa Fe(OH)3. e) Cho mẩu kim loại nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng dư. f) Dẫn khí CO2 vào ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong lấy dư. g) Thả chiếc đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Bài 3: Cho các oxit sau: CO2; MgO; Fe2O3; Na2O; P2O5. Oxit nào tác dụng được với : a) Nước? b) Dung dịch HCl ? c) Dung dịch NaOH? Viết các PTHH xảy ra nếu có. Bài 4 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau : a) Các oxit Na2O, MgO, P2O5, BaO. b) Dung dịch HCl, NaOH, Na2SO4, NaNO3 Viết PTHH xảy ra nếu có. II. Dạng bài tập định lượng . Bài 1: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150 ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Bài 2: Trung hòa dung dịch KOH 2M bằng 250ml dung dịch HCl 1,5M. a) Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng cho phản ứng. b) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng. c) Nếu thay dung dịch KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch NaOH để trung hòa hết lượng axit trên. Bài 3: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 36% làm thoát ra 13,44 lít khí hiđro (đktc). a) Viết các PTHH. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp 2 chất rắn là CaCO3 và CaO vào dung dịch HCl 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đo ở đktc). a) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng. (Biết Fe = 56; Na = 23; K = 39;Al = 27; Mg = 24; Ca = 40 ; C = 12 ; H = 1; O = 16; S = 32, Cl = 35,5) Lưu ý : Trên đây là một số gợi ý về các dạng bài tập liên quan. Ngoài các dạng bài tập trên, các con cần xem lại các dạng bài tập trong SGK như bài 4/tr 9/ sgk; bài 5/tr25/sgk; bài 6/tr11/sgk HẾT CHÚC CÁC CON THẬT NHIỀU SỨC KHỎE, ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO NHÉ!