Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

Câu 7. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện: 
A. chất không tan màu nâu đỏ 
B. chất không tan màu trắng 
C. chất tan không màu 
D. chất không tan màu xanh lơ 
Câu 8. Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp 
nhất: 
A. W B. Cu C. Hg D. Fe 
II. Tự luận 
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: 
Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3 
Câu 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: 
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4 
b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong 
Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và 
chính các chất này để xác định các dung dịch trên. 
Câu 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) thu 
được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y. 
a) Viết phương trình hóa học xảy ra. 
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.
pdf 15 trang Phương Ngọc 14/03/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN HÓA HỌC 9 NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm Câu 1. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất là: A. Fe, CaO, HCl, BaCl2 B. Cu, BaO, NaOH, Na2CO3 C. Mg, CuO, HCl, NaCl D. Zn, BaO, NaOH, Na2CO3 Câu 2. Phản ứng không tạo ra muối Fe(III): A. Fe tác dụng với dd HCl B. Fe2O3 tác dụng với dd HCl C. Fe3O4 tác dụng với dd HCl D. Fe(OH)3 tác dụng với dd H2SO4 Câu 3. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất là A. K2SO4 và HCl. B. K2SO4 và NaCl. C. Na2SO4 và CuCl2 D. Na2SO3 và H2SO4 Câu 4. Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là. A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. H2SO4. Câu 5. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2; CO2). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa: A. HCl B. Na2SO4 C. NaCl D. Ca(OH)2. Câu 6. Có những chất khí sau: CO2; H2; O2; SO2; CO. Khi nào làm đục nước vôi trong. A. CO2 B. CO2; CO; H2 C. CO2; SO2 D. CO2; CO; O2 F: www.facebook.com/hoc247tv Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 7. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện: A. chất không tan màu nâu đỏ B. chất không tan màu trắng C. chất tan không màu D. chất không tan màu xanh lơ Câu 8. Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: A. W B. Cu C. Hg D. Fe II. Tự luận Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3 Câu 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4 b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên. Câu 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X. F: www.facebook.com/hoc24tv
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 1 D 2 A 3 D 4 C 5 D 6 C 7 A 8 C II. Tự luận Câu 1. 1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3 2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 3) NaAlO2 + 2H2O → NaOH + Al(OH)3 4) 2Al(OH)3 + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn(OH)2 5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4 6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl Câu 2. a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4 Hiện tượng: đinh sắt tan dần, màu xanh của dung dịch đồng sunfat nhạt dần. Sau 1 thời gian lấy đinh sắt ra thì thấy 1 lớp kim loại màu đỏ gạch bám ngoài (đó chính là đồng). Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong Hiện tượng: Khi sục khí CO2 vào nước vôi trong Ca(OH)2 xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O c) Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 Hiện tượng: Khi cho từ từ dung dịch dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl F: www.facebook.com/hoc247tv Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên. Trích mẫu thuốc thử và đánh số thứ tự HCl Na2SO4 NaCl Ba(OH)2 Quỳ Quỳ chuyển sang Quỳ không chuyển Quỳ không chuyển Quỳ chuyển sang tím màu đỏ màu màu màu xanh Na2SO4 Không phản ứng - - Kết tủa trắng NaCl Không phản ứng - - Không phản ứng Dấu (-) đã nhận biết được Phương trình phản ứng xảy ra : Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH Câu 4 . a) Phương trình hóa học : 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2) b) nH2= 0,35 mol Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg Theo đề bài ta có : 27x + 24y = 7,5 (3 ) Dựa vào phương trình (1), (2) ta có: 3/2x + y = 0,35 (4 ) Giải hệ phương trình ta được: x = 0,1; y = 0,2 mAl = 27.0,1 = 2,7 gam => %mAl = (2,7/7,5).100 = 36% %mMg = 100% - 36% = 64 % Trang | 4
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3. Câu 2: Oxit lưỡng tính là: A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối. Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2, B. Na2O. C. SO2, D. P2O5 Câu 4: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là: A. Na2O, SO3 , CO2 . B. K2O, P2O5, CaO. C. BaO, SO3, P2O5. D. CaO, BaO, Na2O. Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là: A. K2SO4 B. Ba(OH)2 C. NaCl D. NaNO3 Câu 6. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau: A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3 B Na2SO4 và K2SO4 C. Na2SO4 và BaCl2 D. Na2CO3 và K3PO4 Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại: A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C . Au, Al. D. Ag, Al. Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là: A. Đồng B. Lưu huỳnh C. Kẽm D. Thuỷ ngân Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì: A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội. B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm. C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt. D. Chỉ có sắt bị nam châm hút. Câu 11: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng . Câu 12: Nhôm phản ứng được với : A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi. B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro. C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat II. Tự luận Câu 1: Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau? 1 2 3 4 5 Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3  FeCl3 Câu 2: Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học. Câu 3: Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu. Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B B D B C A B C C A A II. Tự luận Câu 1: (1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3 Câu 2: Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thưc tự. Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4 , còn lại là NaCl PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl Câu 3: nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Theo PT 1 mol : 1 mol Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol mFe = 0,3.56 = 16,8 g %Fe = 16,8x100 : 30 = 56 % %Cu = 100 – 56 = 44% F: www.facebook.com/hoc247tv Trang | 7
  8. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa A. Xanh B. đỏ C. Hồng D. Vàng Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước. A. NaOH B. KOH C. Ca(OH)2 D. Cu(OH)2 Câu 3: Muối nào sau đây không tan. A. K2SO3 B. Na2SO3 C CuCl2 D BaSO4 Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi. A. H2SO3 B. H2SO4 C. HCl D. HNO3 Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là: A. 6,4 g B 12,8 g C. 64 g D. 128 g Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là: A. 3.36 l B. 2.24 l C. 6.72 l D. 4.48 l II. Tự luận Câu 1. Hoàn thành chuổi phản ứng hoá học sau Fe -(1)→ FeCl3 -(2)→ Fe(OH)3 -(3)→ Fe2O3 -(4)→ Fe2(SO4)3 Câu 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học : Na2SO4, HCl, H2SO4, NaCl. Viết PTPƯ nếu có: Câu 3. Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml dung dịch axit H2SO4. Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc) a. Viết phương trình phản ứng hoá học b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã dùng
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 B D D A A A II. Tự luận Câu 1. (1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O Câu 2. - Cho quỳ tím vào các mẫu thử: + Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4, ( nhóm 1) + Quỳ tím không chuyển màu là: Na2SO4 , NaCl. ( nhóm 2) - Cho BaCl2 vào nhóm 1, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: H2 SO4, còn lại là HCl BaCl2 + H2SO4 BaSO4↓ + HCl - Cho BaCl2 vào nhóm 2, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4, còn lại là NaCl BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaCl Câu 3. a. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 b. Số mol của H2 là n = 4,48/22,4 = 0,2 mol Theo PTHH suy ra nFe = nH2 = 0,2 mol Khối lương Fe tham gia phả ứng là : mFe = 0,2.56 = 11,2 gam c. Số mol của H2SO4 tham gia phản ứng là : Theo PTHH suy ra nH2SO4 = nH2 = 0,2 mol VH2SO4 = 200ml = 0,2 l Nồng độ mol của H2SO4 là: CM = 0,2/0,2 = 1 M Trang | 9
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 B. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 C. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là: A. 6,5 gam B. 10,8 gam C. 13 gam D. 21,6 gam Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với: A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4 B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4 C. Al, Fe, CuO, FeSO4 D. Al, Fe, CO2, H2SO4 Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau: - Phản ứng với oxit khi nung nóng. - Phản ứng với dung dịch AgNO3. - Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là: A. Cu B. Fe C. Al D. Na. II. Tự luận Câu 5 Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) Al → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 Câu 6 Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl. Viết phương trình hóa học (nếu có). Câu 7 Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và thấy còn 8,8 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y. a. Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X. b. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y. c. Nếu cho 12 gam X vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau một thời gian thu được 28 gam chất rắn Z. Tính khối lượng của Ag có trong Z? Trang | 10
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 C D A B II. Tự luận Câu 5 (1) 2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe (2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (3) FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl (4) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Câu 6 Học sinh trình bày được cách nhận biết và viết được PTHH (nếu có) đúng mỗi dung dịch được 0,5 điểm. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự: - Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử: + 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là H2SO4 và HCl + Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH + Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là Na2SO4 - Nhỏ dd BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu H2SO4 và HCl + Mẫu có kết tủa trắng là H2SO4 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl + Mẫu còn lại là HCl Câu 7 - Theo giả thiết ta có: nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol - Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1) Theo PTHH (1) ta có: nFe = nH2 = 0,2 mol ⇒ mFe = 0,2.56 ⇒ mFe = 11,2 (gam) Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 ⇒ m = 20 (gam) a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là: %mFe = (11.2/20).100 = 56% %mCu = 100 - 56 = 44% b. Theo bài ra dung dịch Y gồm FeSO4 và H2SO4 dư Trang | 11
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phương trình hóa học: BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2 (2) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl (3 Theo giả thiết, ta có: nBaSO4 = 69,9/233 ⇒ nBaSO4 = 0,3 mol Khi đó theo PTHH (1), (2), (3) ta có: nFeSO4(Y) = 0,2 mol và nH2SO4(Y) = 0,1 mol Vậy nồng độ mol các chất trong Y là: CM FeSO4 = 0,2/0,25 = 0,8 M Và CM H2SO4 = 0,1/0,25 = 0,4 M c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có: Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu Và nAgNO3 = 0,3.0,8 = 0,24 mol - Phương trình hóa học có thể: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (4) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (5) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag (6) Giả sử chỉ xảy ra phản ứng (4) và phản ứng (4) diễn ra hoàn toàn: Chất rắn sau phản ứng gồm Ag: 0,24 mol và Cu 0,0825 mol mchất rắn = 0,24.108 + 0,0825.64 = 31,2 > mZ = 28. Vậy điều giả sử là sai. Sau một thời gian để thu được 28 gam chất rắn Z phản ứng (4) mới diễn ra 1 phần. Gọi số mol Fe phản ứng trong (4) là x mol. Ta có: Sau một thời gian, thu được chất rắn Z gồm: Fe: (0,12 – x) mol; Ag: 2x mol; Cu: 0,0825 mol Có mZ = 28 gam → 56(0,12 – x) + 108.2x + 64.0,0825 = 28 → x = 0,1. Vậy số mol Ag có trong Z là 0,2 mol. Khối lượng Ag có trong Z là 0,2.108 = 21,6 gam. (0.25 điểm) Trang | 12
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm Câu 1: Dãy chất gồm các oxit bazơ là: A. CuO, NO, MgO, CaO. B. CuO, CaO, MgO, Na2O. C. CaO, CO2, K2O, Na2O. D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7. Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ? A . CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: A. 20,4 B. 1,36 g C. 13,6 g D. 27,2 g Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. BaO + H2O → Ba(OH)2 C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau: A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu. D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần Câu 6: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với: A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là: A. S, C, P. B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2. Trang | 13
  14. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 8: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố: A. C B. S C. N D. P II. Tự luận Câu 1: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng một viên kẽm vào: a. Dung dịch CuSO4 b. Dung dịch HCl Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dung dịch các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4 Câu 3: Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Al + Cl2 → b. Cu + AgNO3 → c. Na2O + H2O → d. FeCl3 + NaOH → Câu 4: Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước . Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng? Câu 5: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy tính thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn . ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 B B C D D A A C II. Tự luận Câu 1 a. Kẽm tan một phần, có lớp chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần. PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓ b. Kẽm tan và có sủi bọt khí. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
  15. Câu 2 - Lấy mỗi lọ 1 ít dung dịch làm mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử. + Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl. + Mẫu làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch KOH. + Mẫu không đổi màu quỳ tím là dung dịch NaNO3 và Na2SO4 - Cho dung dịch BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại. + Mẫu nào có tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4. PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl + Mẫu còn lại là NaNO3 Câu 3 a. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 b. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ c. Na2O + H2O → 2NaOH d. FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Câu 4 nNa = 2,3/23 = 0,1 (mol) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Theo pt: nNaOH = nNa = 0,1 mol ⇒ mNaOH = 0,1. 40 = 4g nH2 = (1/2) .nH2 = 0,1 : 2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 2. 0,05 = 0,1 g mdd sau pư = 2,3 + 97,8 – 0,1 = 100g C% = (mNaOH/mdd).100% = (4/100).100% = 4% Câu 5 nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Cu không tác dụng với H2SO4 loãng Theo pt: nZn = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 g ⇒ mCu = 10,5 – 6,5 = 4 g % mZn = (6,5/10,5).100% = 61,9% % mCu = 100% - 61,9% = 38,1%