Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 2. Chu kỳ gồm các nguyên tố hoá học có cùng

A. số electron lớp ngoài cùng. B. tính chất hoá học.

C. số lớp electron. D. hoá trị.

Câu 3. Cho các nguyên tố thuộc nhóm VII: clo, iot, flo, brom. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

A. clo. B. flo. C. brom. D. iot.

Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 12, nguyên tố X thuộc

A. Chu kì 3, nhóm IV B. Chu kì 3, nhóm II C. Chu kì 4, nhóm V D. Chu kì 4, nhóm III

Câu 5. Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Cacbon. B. Nitơ. C. Hiđro. D. Oxi.

Câu 6. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hidrocacbon?

A. C2H4 B. C2H5Cl C. CH5N D. C2H6O.

Câu 7. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là

A. IV B. II. C. I. D. III.

Câu 8. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là

A. 40% và 60%. B. 25% và 75%. C. 75% và 25%. D. 50% và 50%.

docx 3 trang Quốc Hùng 04/07/2024 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_2024_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023–2024 ĐỀ 101 MÔN THI: HÓA HỌC 9 Ngày thi: 16/3/2024 Thời gian làm bài: 45 phút Tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng đáp án đúng. Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. Câu 2. Chu kỳ gồm các nguyên tố hoá học có cùng A. số electron lớp ngoài cùng. B. tính chất hoá học. C. số lớp electron. D. hoá trị. Câu 3. Cho các nguyên tố thuộc nhóm VII: clo, iot, flo, brom. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là A. clo. B. flo. C. brom. D. iot. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 12, nguyên tố X thuộc A. Chu kì 3, nhóm IV B. Chu kì 3, nhóm II C. Chu kì 4, nhóm V D. Chu kì 4, nhóm III Câu 5. Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Cacbon. B. Nitơ. C. Hiđro. D. Oxi. Câu 6. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hidrocacbon? A. C2H4 B. C2H5Cl C. CH5N D. C2H6O. Câu 7. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là A. IV B. II. C. I. D. III. Câu 8. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là A. 40% và 60%. B. 25% và 75%. C. 75% và 25%. D. 50% và 50%. Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử etilen là A. chỉ có liên kết đơn B. có 1 liên kết đôi và 1 liên kết ba C. có một liên kết đôi D. có một liên kết ba Câu 10. Axetilen có công thức cấu tạo là A. CHBr = CHBr. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH3-CH3. Câu 11. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Etilen có công thức phân tử là C2H4. B. Etilen ít tan trong nước và nặng hơn không khí. C. Etilen nặng hơn không khí D. Etilen tan tốt trong nước và nhẹ hơn nước. Câu 12. Metan phản ứng được với chất nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch brom. C. H2. D. Cl2 (ánh sáng). Câu 13. Chất có liên kết đơn trong phân tử dễ dàng tham gia phản ứng A. Phản ứng oxi hoá- khử B. Phản ứng cháy C. Phản ứng thế D. Phản ứng cộng Câu 14. Phản ứng hóa học tạo ra nhựa PE từ nguyên liệu etilen được gọi là A. phản ứng cộng. B. Phản ứng cháy. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng thế. Câu 15. Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch brom? A. CH2 = CH2. B. CH4. C. CH3-CH3. D. CH3-CH2-OH. Câu 16. Chất nào sau đây kích thích quả mau chín? A. axetilen. B. etilen. C. etan. D. metan. Câu 17. Hiđrocacbon nào sau đây được dùng làm nhiên liệu trong đền xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại, dùng làm nguyên liệu để sản xuất vinyl clorua, cao su, axit axetic và nhiều hóa chất khác. A. Etilen. B. Bezen. C. Metan. D. Axetilen Câu 18. Cho khí metan tác dụng với khí clo theo tỉ lệ 1:1 thì thu được sản phẩm nào sau đây? A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.
  2. Câu 19. Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon A ta thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Vậy A là A. C2H2. B. CH4. C. C3H8 D. C2H4. Câu 20. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là A. có kết tủa vàng. B. có kết tủa đen. C. dung dịch Br2 bị nhạt màu. D. có kết tủa trắng. Câu 21. 0,5 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 1,0 mol brom trong dung dịch. X là A. C2H6. B. CH4. C. C2H2. D. C2H4. Câu 22. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng cộng ? 푠 푡0 A. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl B. 2C2H2 + O2 4CO2 + 2H2O 푡0 C. C2H4 + Br2 → C2H4Br2 D. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Câu 23. Khi cho khí axetilen vào dung dịch brom, sản phẩm tạo thành có công thức là A. C2H2Br4. B. C2H5Br. C. C2H4Br4. D. C2H4Br2. Câu 24. Các chất khí CH4, C2H4, C2H2 đều tham gia phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng cháy. C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng thế. Câu 25. Khi đốt nhiên liệu là hiđrocacbon, thu được một trong những sản phẩm chính là khí X. Khí X tác dụng với hơi nước trong không khí tạo ra axit yếu. Tên khí X là: A. SO2. B. H2S. C. CO. D. CO2. Câu 26. Khi cho CaC2 tác dụng với nước, thu được sản phẩm khí là A. axetilen. B. hiđro. C. metan. D. etilen. Câu 27. Để phân biệt khí C2H4 và CH4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch brom B. Phenolphtalein C. Quỳ tím D. Dung dịch HCl Câu 28. Để loại tạp chất etilen trong hỗn hợp khí etilen và metan người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch brom dư. B. Dung dịch NaOH dư. C. Dung dịch nước vôi trong dư. D. Nước lạnh. Câu 29. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8 gam brom trong dung dịch là A. 14 gam. B. 1,4 gam. C. 7 gam. D. 0,7 gam. Câu 30. Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí axetilen bằng cách A. Đẩy không khí (đứng bình) B. Đẩy không khí (úp bình) C. Đẩy dung dịch brom D. Đẩy dung dịch thuốc tím Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít (đktc) khí etilen, cần dùng vừa đủ V lít (đktc) khí oxi. Giá trị của V là A. 5,04. B. 3,36 C. 10,08 D. 13,44. Câu 32. Ở đktc 1,6 gam chất A có thể tích là 2,24 lít. Vậy A là A. C4H10 B. C3H8. C. CH4. D. C4H8. Câu 33. Biết rằng 0,4 lít khí etilen ở (đktc) làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,4 lít khí axetilen ở (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom trên. A. 50ml B. 100 ml C. 150 ml D. 400ml Câu 34. Cho 4 gam đất đèn chứa 81% CaC2 vào nước dư. Thể tích khí thu được (ở đktc) là A. 1,120 lít. B. 1,134 lít C. 2,268 lít D. 1,792 lít. Câu 35. Cho 1,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và C2H4 tác dụng với dung dịch nước brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 18,24 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của C2H2 có trong X là A. 48% B. 52%. C. 40%. D. 60%
  3. Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) khí axetilen thu được 8,96 lít khí cacbonic (đktc). Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng của bình tăng m gam. Giá trị của m là: A. 17,6 B. 12,4 C. 21,2 D. 24,8 Câu 37. Chất nào sau đây không dùng làm nhiên liệu ? A. Axit axetic. B. Dầu hỏa. C. Khí metan D. Than, củi. Câu 38. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm được chưng cất từ dầu mỏ A. dầu điezen B. dầu ăn C. Xăng D. dầu mazut Câu 39. Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí nào sau đây? A. CH4. B. C2H4. C. C3H8. D. C4H10. Câu 40. Trong 4 loại than: than gầy, than mỡ, than non, than bùn, loại nào chứa hàm lượng cacbon nhiều nhất? A. Than gầy B. Than mỡ C. Than bùn D. Than non