Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hàm Nghi (Có đáp án)
Câu 1 : Dãy chất gồm các oxit bazơ là :
A. CuO, NO, MgO, CaO.
B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.
D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7 .
Câu 2 : Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?
A . CO2
B. SO2 C. N2 D. O3
Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:
A. 20,4 B. 1,36 g C. 13,6 g D. 27,2 g
Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
B. BaO + H2O → Ba(OH)2
C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:
A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.
C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.
D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần
Câu 6: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với:
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch HCl dư
D. Dung dịch HNO3 loãng
Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:
A. S, C, P.
B. S, C, Cl2.
C. C, P, Br2.
D. C, Cl2, Br2.
Câu 8: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối
lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hàm Nghi (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9 TRƯỜNG THCS HÀM NGHI THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ SỐ 1 Phần trắc nghiệm Câu 1 : Dãy chất gồm các oxit bazơ là : A. CuO, NO, MgO, CaO . B. CuO, CaO, MgO, Na2O. C. CaO, CO2, K2O, Na2O. D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7. Câu 2 : Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ? A . CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 Câu 3 : Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là : A. 20,4 B. 1,36 g C. 13,6 g D. 27,2 g Câu 4 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. BaO + H2O → Ba(OH)2 C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau: A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần . B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần . C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu . D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần Câu 6 : Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với : A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng Câu 7 : Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là : A. S, C, P . B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2. Câu 8 : X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố : A. C B. S C. N D. P Trang | 1
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phần tự luận Câu 1: (1 điểm). Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng một viên kẽm vào: a. Dung dịch CuSO4 b. Dung dịch HCl Câu 2: (1 điểm). Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dung dịch các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4 Câu 3: (2 điểm). Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Al + Cl2 → b. Cu + AgNO3 → c. Na2O + H2O → d. FeCl3 + NaOH → Câu 4: (1 điểm). Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước . Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng? Câu 5: (1 điểm). Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy tính thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn . Câu 6: (1 điểm). Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Hãy xác định tên kim loại X ? Câu 7: (1 điểm). Ngâm lá sắt có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Hãy tính khối lượng Ag sinh ra sau phản ứng? ( Cho: N = 14, Na = 23, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, O = 16 ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) 1B 2B 3C 4D 5D 6A 7A 8C TỰ LUẬN Câu 1 a. Kẽm tan một phần, có lớp chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần. PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓ (0.5 điểm) b. Kẽm tan và có sủi bọt khí. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (0.5 điểm) Câu 2 - Lấy mỗi lọ 1 ít dung dịch làm mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử. + Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl. (0,25 điểm) + Mẫu làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch KOH. (0,25 điểm) + Mẫu không đổi màu quỳ tím là dung dịch NaNO3 và Na2SO4 - Cho dung dịch BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại. (0,25 điểm) + Mẫu nào có tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4. PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl (0,25 điểm) + Mẫu còn lại là NaNO3 Trang | 2
- Câu 3 a. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (0,5 điểm) b. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ (0,5 điểm) c. Na2O + H2O → 2NaOH (0,5 điểm) d. FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl (0,5 điểm) Câu 4 nNa = 2,3/23 = 0,1 (mol) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Theo pt: nNaOH = nNa = 0,1 mol ⇒ mNaOH = 0,1. 40 = 4g (0,5 điểm) nH2 = (1/2) .nH2 = 0,1 : 2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 2. 0,05 = 0,1 g mdd sau pư = 2,3 + 97,8 – 0,1 = 100g C% = (mNaOH/mdd).100% = (4/100).100% = 4% (0,5 điểm) Câu 5 nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Cu không tác dụng với H2SO4 loãng (0,5 điểm) Theo pt: nZn = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 g ⇒ mCu = 10,5 – 6,5 = 4 g % mZn = (6,5/10,5).100% = 61,9% % mCu = 100% - 61,9% = 38,1% (0,5 điểm) Câu 6 X + 2HCl → XCl2 + H2 nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol (0,5 điểm) Theo pt: nx = nH2 = 0,05 mol MX = 3,25/0,05 = 65 g/mol ⇒ X là Zn (0,5 điểm) Câu 7 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (0,25 điểm) 1 mol Fe phản ứng tạo thành 2 mol Ag thì khối lượng tăng thêm là: 2.108 – 56 = 160g (0,25 điểm) Theo bài: m tăng = 57,6 – 56 = 1,6 g ⇒ nFe pư = 1,6/160 = 0,1 mol nAg = 2.nFe = 0,1.2 = 0,2 mol mAg = 0,2 .108 = 21,6 g (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học của CuO lần lượt với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng. Câu 2: (2 điểm) Khi điện phân dung dịch NaCl thu được 250g dung dịch NaOH 12%. Tính thể tích khí Cl2 (ở đktc) thu được (Na=23, O=16, H=1). Câu 3: (2 điểm) Xác định chất X trong sơ đồ chuyển hóa:
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai to to X , O2→ SO2 , O2→ SO3 Viết phương trình hóa học. Câu 4: (2 điểm) Khi cho 4,48 lít khí clo (đktc) đủ để tác dụng hết với 88,81 ml dung dịch KBr (D=1,34 g/ml). Phản ứng xảy ra theo phương trình: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2 Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ % của dung dịch KBr (K=39, Br=80). Câu 5: (2 điểm) Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt 3 dung dịch: NaCl, H2SO4 và BaCl2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O Câu 2: đp có mn 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 nNaOH = 250x12/(100 x 40) = 0,75 mol => nH2 = nCl2 = 0,375 mol => VH2 = VCl2 = 0,375 x 22,4 = 8,4 lít Câu 3: X là lưu huỳnh to S + O2 ,xt→ SO2 to 2SO2 + O2 ,xt→ 2SO3 Câu 4: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2 nCl2 = 0,2 mol => KBr = 0,4 mol => mKBr = 119 x 0,4 = 47,6 gam. Khối lượng dung dịch KBr = 88,8 x 1,34 = 118,992 gam. Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4. Dùng dung dịch H2SO4 nhận ra dung dịch BaCl2 do tạo kết tủa trắng. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl. Dung dịch NaCl không có hiện tượng gì. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) Lấy một thí dụ cho mỗi loại phản ứng sau: a) Loại phản ứng trao đổi b) Loại phản ứng thay thế c) Loại phản ứng hóa hợp d) Loại phản ứng trung hòa Câu 2: (2 điểm) Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và HCl.
- Trộn 2 dung dịch NaOH và HCl trên với nhau, tạo ra dung dịch có pH=7. Tìm biểu thức liên hệ giữa x và y. Câu 3: (2 điểm) Có thể dùng hóa chất nào để phân biệt dung dịch HCl với dung dịch H2SO4 loãng? Câu 4: (2 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau: to FexOy + CO → (M) + (N) Câu 5: (2 điểm) Ống nghiệm (1) chứa 2ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2ml dung dịch H2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axit trên thì thể tích khí hidro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là V1 và V2 đo ở cùng điều kiện. viết phương trình hóa học. So sánh V1 và V2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: a) Ví dụ về loại phản ứng trao đổi: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 b) Ví dụ về loại phản ứng thay thế: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 to c) Ví dụ về loại phản ứng hóa hợp: Cl2 + H2 → 2HCl d) Ví dụ về loại phản ứng trung hòa: NaOH + HCl → NaCl + H2O Câu 2: pH = 7 thì dung dịch trung tính và ngược lại. => NaOH và HCl vừa hết. NaOH + HCl → NaCl + H2O Nghĩa là: nNaOH = nHCl => x = y. Câu 3: Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 để phân biệt H2SO4 và HCl. Trường hợp nào có kết tủa trắng xuất hiện là H2SO4; không có hiện tượng gì là HCl Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓trắng + 2H2O Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O Câu 4: to FexOy + yCO → xFe + yCO2 Câu 5: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (2) nHCl = 0,002 => nH2 (1) = 0,001 mol => V1 = 0,001 x 22,4 = 0,0224 lít nH2SO4 = 0,002 => nH2 (2) = 0,002 mol => V2 = 0,002 x 22,4 = 0,0448 lít => V2 = 2V1. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học chứng tỏ khi sục khí Cl2 vào nước, nước clo có tính tẩy màu. Câu 2: (2 điểm) Cho 1 lít hỗn hợp các khí H2, Cl2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, còn lại một chất khí có thể tích là 0,5 lít (đo ở cùng điều kiện). Tính thành phần % theo thể tích của clo trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3: (2 điểm) Rắc bột nhôm đun nóng vào lọ chứa khí Cl2. Thu được 0,1 mol muối và Al còn dư. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HCl (dư) thấy có tạo ra 3,36 lít khí H2 (đktc).
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Xác định tỉ lệ % lượng Al tác dụng với clo so với lượng Al ban đầu. Câu 4: (2 điểm) Sục khí CO2 vào lượng dư nước vôi trong, sau đó nhỏ tiếp dung dịch HCl vào. Mô tả hiện tượng quan sát được. Câu 5: (2 điểm) Cho hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch Hcl thu được 4,48 lít khí (đktc) và một dung dịch có chứa 57,9g hỗn hợp 2 muối. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Cl2 + H2O ⇋ HCl + HClO Nước Clo là dung dịch hỗn hợp các chất: Cl2; HCl; HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí Clo. Lúc đầu dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ, nhưng nhanh chóng mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của HClO. Câu 2: H2, Cl2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, Cl2 bị giữ lại chỉ có H2 thoát ra. VH2 = 0,5 lít => Thành phần % theo thể tích của clo: 50%. Câu 3: Hỗn hợp sau phản ứng gồm Al dư và AlCl3. Cho vào HCl có phản ứng: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Số mol H2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol → Số mol Al tác dụng với HCl: 0,1 mol. → Số mol Al ban đầu là: 0,1 + 0,1 = 0,2 mol Tỉ lệ % lượng Al tác dụng với Clo so với lượng Al ban đầu là: Câu 4: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Hiện tượng: - Xuất hiện kết tủa. - Sủi bọt và kết tủa tan ra. Câu 5: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol => nFeCl2= 0,2 mol => mFeCl2 = 0,2 x 127 = 25,4 gam mFeCl3 = 57,9 – 25,4 = 32,5 gam. ĐỀ SỐ 5
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Ngâm hỗn hợp gồm các kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch AgNO3 (dư). Người ta thu được A. Cu B. Ag C. Fe D. cả Cu lẫn Ag Câu 2: Công thức oxit cao nhất của 3 nguyên tố P, S, Cl là A. P2O3, SO3, Cl2O7 B. P2O5, SO3, Cl2O5 C. P2O5, SO2, Cl2O5 D. P2O5, SO3, Cl2O7 Câu 3: Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng là A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4 và H2 D. Fe2(SO4)2 và SO2 Câu 4: Có các chất: brom, iot, clo, nito, oxi. Phi kim ở trang thái khí, khi ẩm có tính tẩy màu là A. brom B. oxi C. clo D. iot Câu 5: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH? A. Ag B. Fe C. Cu D. Al Câu 6: Một quá trình không sinh ra khí CO2 là A. đốt cháy khí đốt tự nhiên B. sản xuất vôi sống C. sự hô hấp D. sự vôi tôi Câu 7: Khi cho KMnO4, MnO2 (số mol bằng nhau) lần lượt tác dụng hết với dung dịch HCl thu được khí clo có thể tích tương ứng là V1 và V2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là A. V1 = 2,5V2 B. V1 = V2 C. V1 = 1,5V2 D. V1 = 0,5V2 3 Câu 8: Cho 1,008 m (đktc) hỗn hợp khí Co và H2 khử hoàn toàn Fe2O3 ở nhiệt độ thích hợp. Khối lượng sắt thu được sẽ là (Fe=56) A. 0,84kg B. 2,52kg C. 5,04kg D. 1,68kg Phần tự luận Câu 9: (2 điểm) Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và cacbon đioxit. Hãy nhận biết mỗi khí. Câu 10: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau: (1) (2) (3) (4) Fe2O3 → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe(NO3)3. Câu 11: (2 điểm) Nguyên tố R có công thức oxit là RO3. Trong RO3 oxi chiếm 60% về khối lượng. a) Xác định tên nguyên tố R. b) Cho biết tính chất hóa học cơ bản của R. Viết phương trình hóa học để minh họa (O=16, S=32, Fe=56, Se=79).
- Câu 9: Đánh số thứ tự từng lọ chứa khí. Dẫn lần lượt từng khí vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong, khí làm đục dung dịch nước vôi là khí CO2. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Dẫn các khí còn lại qua mẩu giấy màu ẩm, khí nào làm mất màu giấy là khí Clo. Cho que đóm còn tàn đỏ vào lọ đựng hai khí còn lại, Khí làm que đóm bùng cháy là khí oxi. Khí còn lại làm que đóm tắt là hiđro. Câu 10: to 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 to 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O Câu 11: % về khối lượng O = 60% Ta có: → R là lưu huỳnh. Lưu huỳnh là một phi kim hoạt động trung bình. Tác dụng với oxi tạo oxit axit. Ví dụ: S + O2 → SO2 Tác dụng với kim loại cho muối. Ví dụ: Fe + S → FeS Tác dụng với H2. Ví dụ: H2 + S → H2S.