Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Hồng Nhung (Có đáp án)
Câu 1 (0,3 điểm). Nhôm được sử dụng làm giấy gói kẹo là do nhôm có tính
A. tính dẻo. B. tính dẫn điện. C. tính dẫn nhiệt. D. nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 2 (0,3 điểm). Do có tính dẫn điện tốt nên đồng và nhôm được sử dụng làm
A. dây điện. B. đồ trang sức. C. xoong, nồi. D. vỏ máy bay
Câu 3 (0,3 điểm). Trong các kim loại dưới đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 4 (0,3 điểm). Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất trong số các kim loại sau?
A. K. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 5 (0,3 điểm). Kim loại nào đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 nhưng không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Ag. C. Na. D. Zn.
Câu 6 (0,3 điểm). Cho các cặp chất sau: (1) Fe + H2O; (2) Mg + dd NaCl; (3) Fe + dd CuSO4; (4) Al + dd HCl; (5) Cu + AgCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7 (0,4 điểm). Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng là
A. 40 g B. 43,225 g C. 40,025 g D. 39,975g
Câu 8 (0,3 điểm). Phương trình hóa học nào sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_do.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Hồng Nhung (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN: HÓA HỌC 9 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS - Biết được tính chất hoá học của kim loại, Al, Fe, nhận biết các cặp có phản ứng xảy ra, viết được dãy hoạt động hóa học của kim loại theo chiều tăng dần hoặc giảm dần. - Biết được khái niệm hợp kim, phương pháp sản xuất nhôm và hợp kim sắt (gang, thép). - Vận dụng kiến thức nhận biết Al, Fe và một số kim loại khác, tách kim loại và muối ra khỏi hỗn hợp. - Giải thích hiện tượng kim loại bị ăn mòn, nêu các cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2. Kĩ năng: - Viết PTHH, nhận biết chất, xác định cặp chất có xảy ra phản ứng. - Vận dụng tính theo PTHH, áp dụng công thức tính C, n, m, V, %m 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận. - Nêu được các ví dụ về những ứng dụng của một số kim loại nhôm, sắt, hợp kim sắt trong đời sống và có ý thức bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 4. Năng lực HS: - Năng lực nhận biết cặp chất phản ứng, sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế như nhận biết chất, ứng dụng của các chất trong đời sống. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng đặc tả và ma trận đề kiểm tra. Đề kiểm tra, đường link đề cho HS làm bài kiểm tra trực tuyến - HS: Kiến thức đã học. Thiết bị học trực tuyến, mạng internet. III. BẢNG ĐẶC TẢ VÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA IV. ĐỀ KIỂM TRA : 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 9 HỌC KÌ I Số câu hỏi theo mức độ Mức độ kiến thức, kĩ Đơn vị kiến nhận thức Chủ đề năng cần kiểm tra, đánh STT thức/kĩ năng Nhận Thông Vận giá biết hiểu dụng 1 Tính chất - Tính chất vật Nhận biết: kim loại – lí của kim loại - Nhận biết được tính chất dãy hoạt - Tính chất vật lí và ứng dụng của kim động hóa học hóa học của loại 6 của kim loại kim loại - Nhận biết được kim loại - Dãy hoạt mạnh, yếu động hóa học - Biết được tính chất hóa của kim loại học của kim loại Thông hiểu: - Hiểu được tính chất của kim loại để xác định cặp 5 chất xảy ra phản ứng và làm sạch dung dịch muối Vận dụng: - Vận dụng được tính chất 1 của kim loại tính được khối lượng dung dịch 2 Nhôm Nhận biết: - Biết được nguyên liệu và phương pháp sản xuất 2 nhôm - Biết được được sản phẩm của phản ứng Thông hiểu - Tính chất hóa - Hiểu được tính chất hóa học của nhôm học của nhôm xác định - Sản xuất cặp chất phản ứng 3 nhôm - Hiểu công thức chuyển đổi tính được thể tích chất phản ứng Vận dụng: Vận dụng công thức chuyển đổi tính 1 được khối lượng các chất trong hỗn hợp
- Số câu hỏi theo mức độ Mức độ kiến thức, kĩ Đơn vị kiến nhận thức Chủ đề năng cần kiểm tra, đánh STT thức/kĩ năng Nhận Thông Vận giá biết hiểu dụng 3 Thông hiểu 5 - Hiểu được tính chất hóa học của sắt để tách kim loại khỏi hỗn hợp - Tính chất hóa - Xác định được cặp chất Sắt học của sắt xảy ra phản ứng Vận dụng - Vận dụng công thức 1 chuyển đổi tính được khối lượng kim loại phản ứng Nhận biết: - Nhận biết được hợp kim, 4 gang, thép - Biết được nguyên liệu và 3 các phản ứng xảy ra trong - Hợp kim của quá trình sản xuất gang, Hợp kim của sắt thép sắt: gang, thép - Sản xuất gang, thép Vận dụng: - vận dụng công thức chuyển đổi và hiệu suất 1 phản ứng tính khối lượng gang sản xuất được 5 Nhận biết Ăn mòn kim - Thế nào là sự - Biết được các yếu tố ảnh loại và bảo vệ ăn mòn kim hưởng đến sự ăn mòn kim kim khỏi sự loại? 3 loại ăn mòn kim - Những yếu tố - Biết được các biện pháp loại nào ảnh hưởng bảo vệ kim loại
- Số câu hỏi theo mức độ Mức độ kiến thức, kĩ Đơn vị kiến nhận thức Chủ đề năng cần kiểm tra, đánh STT thức/kĩ năng Nhận Thông Vận giá biết hiểu dụng đến sự ăn mòn Vận dụng kim loại - Vận dụng kiến thức về - Bảo vệ các ăn mòn kim loại giải quyết đồ vật bằng các vấn đề thực tế 1 kim loại không bị ăn mòn. Tổng số câu 14 13 5
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng kiến thức TN TN TN TN CĐ 1: Tính chất của kim loại – dãy hoạt động của kim loại Số câu hỏi 6 5 1 12 Số điểm (1,8đ) (1,5 đ) (0,4đ) (3,7đ) CĐ 2: Nhôm Số câu hỏi 2 3 1 6 Số điểm (0,6đ) (0,9đ) (0,4đ) (1,9đ) CĐ 3: Sắt Số câu hỏi 5 1 6 Số điểm (1,5đ) (0,4đ) (1,9đ) CĐ 4: Hợp kim của sắt: gang, thép Số câu hỏi 3 1 4 Số điểm (0,9đ) (0,4đ) (1,3đ) CĐ 5: Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim khỏi sự ăn mòn kim loại Số câu hỏi 3 1 4 Số điểm (0,9đ) 0,3đ (1,2đ) 14 13 4 1 32 Tổng 4,2đ 3,9đ 1,6đ 0,3đ 10đ Tỷ lệ 42% 39% 19% 100%
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN: HÓA HỌC 9 ĐỀ SỐ 1 Năm học 2021 – 2022 (Đề gồm 03 trang) Ngày kiểm tra: 24/12/2021 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: Trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm). Chọn một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1 (0,3 điểm). Nhôm được sử dụng làm giấy gói kẹo là do nhôm có tính A. tính dẻo. B. tính dẫn điện. C. tính dẫn nhiệt. D. nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 2 (0,3 điểm). Do có tính dẫn điện tốt nên đồng và nhôm được sử dụng làm A. dây điện. B. đồ trang sức. C. xoong, nồi. D. vỏ máy bay Câu 3 (0,3 điểm). Trong các kim loại dưới đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 4 (0,3 điểm). Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất trong số các kim loại sau? A. K. B. Mg. C. Cu. D. Al. Câu 5 (0,3 điểm). Kim loại nào đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 nhưng không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng? A. Cu. B. Ag. C. Na. D. Zn. Câu 6 (0,3 điểm). Cho các cặp chất sau: (1) Fe + H2O; (2) Mg + dd NaCl; (3) Fe + dd CuSO4; (4) Al + dd HCl; (5) Cu + AgCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7 (0,4 điểm). Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng là A. 40 g B. 43,225 g C. 40,025 g D. 39,975g Câu 8 (0,3 điểm). Phương trình hóa học nào sai? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn Câu 9 (0,3 điểm). Dung dịch MgSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 kim loại làm sạch dung dịch MgSO4 là: A. Mg B. Cu C. Fe D. Na Câu 10 (0,3 điểm). Đồng tác dụng với phi kim nào sau đây tạo thành muối? A. O2. B. P. C. H2. D. S. Câu 11 (0,3 điểm). Al → X → Al2(SO4)3 X là: A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. H2SO4. D. Al(NO3)3. Câu 12 (0,3 điểm). Cho kim loại X tác dụng với dung dịch NaOH thấy xuất hiện bọt khí. Kim loại X là A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Fe.
- Câu 13 (0,3 điểm). Phương pháp sản xuất nhôm là A. điện phân nóng chảy nhôm oxit và xúc tác criolit. B. điện phân nóng chảy nhôm clorua và xúc tác criolit. C. dùng khí hiđro khử nhôm oxit ở nhiệt độ cao. D. nhiệt phân nhôm oxit và xúc tác criolit. Câu 14 (0,3 điểm). Nhôm không tác dụng với A. Dung dịch axit sunfuric loãng. B. Dung dịch axit sunfuric đặc nguội. C. Dung dịch đồng (II) clorua. D. Dung dịch nước vôi trong. Câu 15 (0,3 điểm). Nhôm bền trong không khí là do A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao. B. nhôm không tác dụng với nước. C. nhôm không tác dụng với khí oxi. D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. Câu 16 (0,3 điểm). Cho 9,1 gam hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,4 g. B. 5,05 g. C. 4,05 g. D. 3,2 g. Câu 17 (0,3 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam kim loại Al trong bình đựng khí clo. Tính thể tích khí clo (đktc) cần dùng? A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 18 (0,3 điểm). Kim loại nào vừa tác dụng được với dung dịch HCl và vừa tác dụng được với khí Clo ở điều kiện nhiệt độ cao cho cùng một loại muối clorua? A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Ag. Câu 19 (0,3 điểm). Sắt tác dụng với lưu huỳnh ở điều kiện nhiệt độ cao thu được A. FeS B. FeS2 C. Fe2S3 D. Fe2S Câu 20 (0,3 điểm). Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể tách được kim loại sắt ra khỏi hỗn hợp của sắt với A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Ag. Câu 21 (0,4 điểm). Ngâm lá sắt trong dung dịch đồng (II) sunfat. Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt, biết khối lượng lá sắt tăng 1,2g. A. 6,4 gam. B. 3,5 gam. C. 1,2 gam. D. 9,6 gam Câu 22 (0,4 điểm). Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch HCl thu được 39,65 gam muối clorua. Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl cần dùng? A. 25,55%. B. 25%. C. 27,8%. D. 22,55%. Câu 23 (0,3 điểm). Cho thanh sắt vào hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 3 kim loại. Thành phần dung dịch thu được là A. Cu(NO3)2. B. AgNO3. C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 24 (0,3 điểm). Thí nghiệm tạo ra muối sắt hóa trị II khi cho sắt tác dụng với A. khí clo ở nhiệt độ cao. B. bạc clorua. C. dung dịch đồng (II) sunfat. D. khí oxi ở nhiệt độ cao. Câu 25 (0,3 điểm). Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm A. trên 2%. B. dưới 2%. C. từ 2% đến 5%. D. trên 5%.
- Câu 26 (0,3 điểm). Quặng hematit có thành phần chính là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Al2O3. Câu 27 (0,3 điểm). Phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang? o A. 2Mn + O2 t 2MnO. o B. Fe2O3 + 3CO t 2Fe + 3CO2. to C. O2 + Si SiO2. to D. O2 + S SO2. Câu 28 (0,4 điểm). Tính khối lượng quặng hematit chứa 40% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. A. 4,24 tấn. B. 4,24g. C. 3,2 tấn. D. 3,2 g. Câu 29 (0,3 điểm). Người ta thường sơn các song cửa làm bằng sắt là để A. song sắt cứng hơn. B. làm tăng tính ánh kim của sắt. C. bảo vệ cho sắt không bị ăn mòn. D. bảo vệ sắt khi va chạm không bị gãy. Câu 30 (0,3 điểm). Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu A. để ở nơi có nhiệt độ cao. B. ngâm trong nước lâu ngày. C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô. D. ngâm trong dung dịch nước muối. Câu 31 (0,3 điểm). Chất nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại? A. O2. B. N2. C. H2O. D. CO2. Câu 32 (0,3 điểm). Tấm tôn lợp nhà dùng nhiều năm mới bị gỉ là do tôn được A. làm từ sắt tráng kẽm. B. bôi dầu mỡ. C. rửa sạch hàng ngày. D. làm bằng sắt. HẾT
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN: HÓA HỌC 9 ĐỀ SỐ 2 Năm học 2021 – 2022 (Đề gồm 03 trang) Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: Trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm). Chọn một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1 (0,3 điểm). Nhôm được sử dụng làm giấy gói kẹo là do nhôm có tính A. tính dẻo. B. tính dẫn điện. C. tính dẫn nhiệt. D. nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 2 (0,3 điểm). Do có tính dẫn nhiệt tốt nên nhôm được sử dụng làm A. dây điện. B. đồ trang sức. C. xoong, nồi. D. vỏ máy bay. Câu 3 (0,3 điểm). Trong các kim loại dưới đây, kim loại dẫn điện kém nhất là A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 4 (0,3 điểm). Kim loại nào hoạt động hóa học yếu nhất trong số các kim loại sau? A. K. B. Mg. C. Cu. D. Al. Câu 5 (0,3 điểm). Kim loại nào vừa tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng vừa đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3? A. Cu. B. Ag. C. Na. D. Zn. Câu 6 (0,3 điểm). Cho các cặp chất sau: (1) Fe + H2O; (2) Mg + dd NaCl; (3) Fe + dd CuSO4; (4) Al + dd HCl; (5) Cu + AgCl. Số cặp chất không xảy ra phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7 (0,4 điểm). Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 20% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng là A. 40 g. B. 43,225 g. C. 40,05 g. D. 39,975 g. Câu 8 (0,3 điểm). Phương trình hóa học nào đúng? A. 2Na + H2O → Na2O + H2↑. B. Cu + H2SO4 loãng → CuSO4 + H2↑. C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn. Câu 9 (0,3 điểm). Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là: A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Na. Câu 10 (0,3 điểm). Kẽm tác dụng với phi kim nào sau đây tạo thành muối? A. O2. B. P. C. H2. D. Cl2. Câu 11 (0,3 điểm). Al2O3 → X → Al2(SO4)3 X là: A. Al. B. Al(OH)3.
- C. H2SO4. D. Al(NO3)3. Câu 12 (0,3 điểm). Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm là A. khí hiđro. B. khí oxi. C. hơi nước. D. Nkhí nitơ. Câu 13 (0,3 điểm). Nguyên liệu để sản xuất nhôm là A. quặng manhetit. B. quặng hematit. C. quặng pirit sắt. D. quặng boxit. Câu 14 (0,3 điểm). Nhôm tác dụng với A. Dung dịch axit nitric đặc nguội. B. Dung dịch axit sunfuric đặc nguội. C. Dung dịch đồng (II) clorua. D. Dung dịch muối ăn. Câu 15 (0,3 điểm). Trong tự nhiên, nhôm không tồn tại dưới dạng đơn chất vì nhôm A. có khối lượng rất ít trong vỏ trái đất. B. là kim loại hoạt động hóa học mạnh. C. đứng sau magie trong dãy hoạt động hóa học. D. có khối lượng riêng 2,7g/cm3. Câu 16 (0,3 điểm). Cho 11,8 gam hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,4g. B. 3,7 g. C. 8,1 g. D. 9,6g. Câu 17 (0,3 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam kim loại Al trong bình đựng khí clo. Tính thể tích khí clo (đktc) cần dùng? A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 18 (0,3 điểm). Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl và khí Clo ở điều kiện nhiệt độ cao không cho cùng một loại muối clorua? A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Na Câu 19 (0,3 điểm). Sắt tác dụng với khí oxi ở điều kiện nhiệt độ cao thu được A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe2O3. D. FeO và Fe3O4. Câu 20 (0,3 điểm). Chỉ dùng dung dịch HCl có thể tách được kim loại sắt ra khỏi hỗn hợp của sắt với A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Zn. Câu 21 (0,4 điểm). Ngâm lá sắt có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO 3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam . Vậy khối lượng Ag sinh ra là A. 10,8 g. B. 21,6 g. C. 1,6 g. D. 2,16 g. Câu 22 (0,4 điểm). Cho 18,05 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch HCl thu được 46,45 gam muối clorua. Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl cần dùng? A. 29,2%. B. 25%. C. 27,8%. D. 22,55%. Câu 23 (0,3 điểm). Cho thanh sắt vào hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng chỉ thu được 1 muối duy nhất. Thành phần kim loại thu được ít nhất gồm những kim loại nào? A. Cu. B. Ag. C. Cu, Fe. D. Cu, Ag. Câu 24 (0,3 điểm). Thí nghiệm tạo ra muối sắt hóa trị III khi cho sắt tác dụng với A. khí clo ở nhiệt độ cao. B. dung dịch axit sunfuric loãng. C. dung dịch đồng (II) sunfat. D. bạc clorua. Câu 25 (0,3 điểm). Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm A. từ 2% đến 6%. B. dưới 2%.
- C. từ 2% đến 5%. D. trên 6%. Câu 26(0,3 điểm). Quặng manhetit có thành phần chính là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Al2O3. Câu 27 (0,3 điểm). Phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép? o A. FeO + CO t Fe + CO2. to B. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2. to C. CO2 + C 2CO. to D. O2 + S SO2. Câu 28 (0,4 điểm). Người ta dung 150 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96% A. 42,44 tấn. B. 42,44 g. C. 31,83 tấn. D. 31,83 g. Câu 29 (0,3 điểm). Biện pháp nào không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn? A. Phủ lên bên mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, tráng men, B. Phủ lên bề mặt kim loại một lớp kim loại như crom, kẽm, niken, đồng, thiếc, (mạ kim loại). C. Chế tạo những hợp kim không bị ăn mòn. D. Rửa sạch kim loại bằng nước tự nhiên hoặc nước chanh. Câu 30 (0,3 điểm). Thanh thép trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh thép để nơi khô ráo là do ảnh hưởng của A. khí oxi. B. than. C. nhiệt độ. D. áp suất. Câu 31 (0,3 điểm). Chất nào trong môi trường không gây ra sự ăn mòn kim loại? A. Axit. B. N2. C. H2O. D. Nước biển. Câu 32 (0,3 điểm). Vỏ đồ hộp bằng kim loại đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc vị chua (dứa, vải) nhưng không bị gỉ là do vỏ hộp được A. làm từ sắt tráng thiếc. B. bôi 1 lớp dầu máy trước khi đựng thức ăn. C. quét sơn chống gỉ. D. làm từ sắt. HẾT
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN HÓA HỌC 9 ĐỀ 1 Câu 1 - A 2 - A 3 - A 4 - A 5 - A 6 - A 7 - C 8 - D Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,3đ Câu 9 - A 10 - D 11 - A 12 – C 13 - A 14 – B 15 - D 16 - A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ Câu 17 - D 18 - B 19 - A 20 - A 21 - D 22 - A 23 – D 24 – C Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,4đ 0,3đ 0,3đ Câu 25 - B 26 - A 27 - B 28 - A 29 - C 30 - C 31 - B 32 - A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ ĐỀ 2 Câu 1 - A 2 - C 3 - D 4 - C 5 - D 6 - B 7 - C 8 - C Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,3đ Câu 9 - A 10 - D 11 - A 12 – A 13 - D 14 – C 15 - B 16 - A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ Câu 17 - B 18 - C 19 - A 20 - A 21 - D 22 - A 23 – D 24 – A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,4đ 0,3đ 0,3đ Câu 25 - C 26 - B 27 - D 28 - C 29 - D 30 - C 31 - B 32 - A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ 0,3đ Gia Thụy, Ngày 10 tháng 12 năm 2021 BGH DUYỆT TTCM DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Phạm Thị Hải Vân Nguyễn Thị Phương Thảo Đỗ Thị Hồng Nhung