Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất
Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. P2O5. B. SO2. C. CaO. D. CO.
Câu 2. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 3. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. CaO. B. BaO. C. Na2O D. SO3.
Câu 4. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được dung dịch màu xanh là
A. CuO. B. MgO. C. Mg. D. BaCl2.
Câu 5. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:
A. HCl. B. NaOH. C. HNO3. D. Quỳ tím ẩm.
Câu 6. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?
A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với bazơ.
C. Tác dụng với oxit axit. D. Tác dụng với muối.
Câu 7. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:
A. CaCO3 và HCl. B. Na2SO3 và H2SO4. C. CuCl2 và KOH. D. K2CO3 và HNO3.
Câu 8. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải
A. rót nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc.
C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước.
Câu 9. Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ?
A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. K2SO3.
Câu 10. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?
A. NaOH. B. Fe. C. CaO. D. CO2.
Câu 11. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt(II) clorua và khí hiđro. B. Sắt(III) clorua và khí hiđro.
C. Sắt(II) sunfua và khí hiđro. D. Sắt(II) clorua và nước.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: HOÁ HỌC 9 MÃ ĐỀ: HH901 Thời gian làm bài: 45 phút. Ngày thi: /11/2023 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Ghi vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit bazơ? A. P2O5. B. SO2. C. CaO. D. CO. Câu 2. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5. Câu 3. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. CaO. B. BaO. C. Na2O D. SO3. Câu 4. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được dung dịch màu xanh là A. CuO. B. MgO. C. Mg. D. BaCl2. Câu 5. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: A. HCl. B. NaOH. C. HNO3. D. Quỳ tím ẩm. Câu 6. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO? A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với bazơ. C. Tác dụng với oxit axit. D. Tác dụng với muối. Câu 7. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl. B. Na2SO3 và H2SO4. C. CuCl2 và KOH. D. K2CO3 và HNO3. Câu 8. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải A. rót nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc. C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 9. Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ? A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. K2SO3. Câu 10. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro? A. NaOH. B. Fe. C. CaO. D. CO2. Câu 11. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành: A. Sắt(II) clorua và khí hiđro. B. Sắt(III) clorua và khí hiđro. C. Sắt(II) sunfua và khí hiđro. D. Sắt(II) clorua và nước. Câu 12. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là A. K2SO4. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 13. Khi nhỏ từ từ H 2SO4 đậm đặc vào đường saccarozơ chứa trong cốc thủy tinh, hiện tượng quan sát được là A. sủi bọt khí, đường không tan. B. màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt. C. màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra. D. màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra. Câu 14. Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO2 từ: A. FeS, S. B. FeS2, H2S. C. S, FeS2. D. H2S, SO2. Câu 15. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp? A. Cu SO2 SO3 H2SO4. B. Fe SO2 SO3 H2SO4. C. FeO SO2 SO3 H2SO4. D. FeS2 SO2 SO3 H2SO4. Câu 16. Chất làm quỳ tím hóa xanh là? A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HCl. Mã đề HH901 Trang 1/2
- Câu 17. Cu(OH)2 tác dụng được với chất nào sau đây? A. ZnO. B. HCl. C. NaCl. D. FeCl2 Câu 18. Dãy các hiđroxit bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit tương ứng và nước là A. Cu(OH)2; Zn(OH)2. B. Cu(OH)2; NaOH. C. KOH; Mg(OH)2. D. Fe(OH)3; Ba(OH)2. Câu 19. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là A. làm quỳ tím hoá xanh. B. tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. C. tác dụng với axit tạo thành muối và nước. D. bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước. Câu 20. Điều chế Cu(OH)2 ta dùng chất nào sau đây? A. CuCl2 và KOH. B. CuSO4 và NaCl. C. Cu và NaOH. D. Cu(NO3)2 và KCl. Câu 21. Bazơ dùng để sản xuất xà phòng là A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. KOH. D. Zn(OH)2. Câu 22. Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho: A. BaO tác dụng với dung dịch HCl. B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. C. BaO tác dụng với H2O. D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4. Câu 23. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng xảy ra là A. sủi bọt khí, đá vôi không tan. B. đá vôi tan dần, không sủi bọt khí. C. không sủi bọt khí, đá vôi không tan. D. sủi bọt khí, đá vôi tan dần. Câu 24. Muối tác dụng được với loại hợp chất nào sau đây? A. Axit. B. Oxit axit. C. Oxit bazơ. D. Quì tím. Câu 25. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) là A. Zn(NO3)2 B. NaNO3. C. AgNO3. D. Cu(NO3)2. Câu 26. Có một mẫu dung dịch MgSO 4 bị lẫn tạp chất là ZnSO 4. Có thể làm sạch mẫu dung dịch MgSO 4 này bằng kim loại A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 27. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 là A. K2SO4. B. BaCl2. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 28. Thành phần chính của nước biển là? A. KCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. KNO3. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Điền công thức thích hợp vào chỗ trống rồi lập PTHH: a. CaO + > CaCl2 + b. Fe(OH)3 > Fe2O3 + Câu 2 (1,5 điểm): Cho 200ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH 2M. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra? b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng cho phản ứng? Câu 3 (1 điểm): Tại sao khi nước vôi được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn? HẾT Mã đề HH901 Trang 2/2