Đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Mã đề 923 (Có đáp án)
Câu 1. Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích
A. thể hiện tính cẩn thận của người lao động.
B. để sau này bán lại không bị lỗ.
C. để cho mau bén.
D. làm các thiết bị không bị gỉ.
Câu 2. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
A. Y, X, T, Z B. Z, T, X, Y C. T, Z, X, Y D. Z, T, Y, X
Câu 3. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là
A. HCl, HNO3 B. NaOH, Ba(OH)2
C. NaCl, KNO3 D. Nước cất, nước muối
Câu 4. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
Câu 5. Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do
A. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
B. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
Câu 6. Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là
A. Mg(OH)2, Ba(OH)2 B. Mg(OH)2, Ca(OH)2
C. Ba(OH)2, Cu(OH)2 D. Ba(OH)2, Ca(OH)2
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_202.docx
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tuyết Nhung.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Mã đề 923 (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Hóa 9 ĐỀ 923 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 28/12/2023 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM): Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm: Câu 1. Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa, khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích A. thể hiện tính cẩn thận của người lao động. B. để sau này bán lại không bị lỗ. C. để cho mau bén. D. làm các thiết bị không bị gỉ. Câu 2. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. Y, X, T, Z B. Z, T, X, Y C. T, Z, X, Y D. Z, T, Y, X Câu 3. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là A. HCl, HNO3 B. NaOH, Ba(OH) 2 C. NaCl, KNO3 D. Nước cất, nước muối Câu 4. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây? A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt. C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước Câu 5. Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do A. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh B. nhôm tác dụng được với dung dịch axit. C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối. D. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ. Câu 6. Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là A. Mg(OH)2, Ba(OH)2 B. Mg(OH) 2, Ca(OH)2 C. Ba(OH)2, Cu(OH)2 D. Ba(OH) 2, Ca(OH)2 Câu 7. Thứ tự mức độ hoạt động hóa học giảm dần của các kim loại là A. Al, Mg, Fe, Na. B. Mg, Na, Al, Fe. C. Na, Al, Mg, Fe. D. Na, Mg, Al, Fe. Câu 8. Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là A. FeCl2, Cu và khí H2 B. FeCl 2 và khí H2 C. Cu và khí H2 D. FeCl 2 và Cu Câu 9. Nhôm bền trong không khí là do A. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. B. nhôm không tác dụng với nước. C. nhôm không tác dụng với oxi. D. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao Đề 923 Trang 1/3
- Câu 10. Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với A. dung dịch Na2CO3 B. dung dịch CuCl 2 C. dung dịch KNO3 D. dung dịch MgSO 4 Câu 11. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natri sunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra? A. Khí hiđro B. Khí lưu huỳnh đioxit C. Khí hiđro sunfua D. Khí oxi Câu 12. Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là: A. 4,48 lít B. 22,4 lít C. 44,8 lít D. 2,24 lít Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%. B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon lớn hơn 5%. C. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%. D. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm lớn hơn 5%. Câu 14. Để có vụ mùa bội thu, một người nông dân vùng Duyên Hải miền trung đi mua phân đạm bón cho lúa. Em có thể giúp bác nông dân đó chọn mua loại phân đạm nào sau đây là tốt nhất? A. Urê - CO(NH2)2. B. Amoni nitrat - NH 4NO3. C. Canxi nitrat - Ca(NO3)2. D. Amoni sunfat - (NH 4)2SO4. Câu 15. Để phân biệt các chất rắn sau: Na2O, P2O5, CaO người ta có thể dùng A. nước B. dung dịch HCl C. nước và quỳ tím D. quỳ tím khô Câu 16. Kim loại X có những tính chất hóa học sau: - Phản ứng với oxit khi nung nóng. - Phản ứng với dung dịch AgNO3. - Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là: A. Cu B. Al C. Fe D. Na. Câu 17. Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là A. quặng bôxit B. criolit C. than chì D. điện Câu 18. Khi phân tích định lượng ta thấy trong muối sunfat của kim loại M có hoá trị II hàm lượng M là 29,41% về khối lượng. Vậy M là: A. Cu B. Mg C. Ca D. Fe Câu 19. Cho 0,3 mol canxi oxit tác dụng với 700 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là A. 33,3 g B. 23,2 g C. 32,3 g D. 2,32 g Câu 20. Hàm lượng sắt trong có trong oxit Fe2O3 là A. 70% B. 72% C. 70,2% D. 72,7% Câu 21. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa trắng xanh B. có kết tủa đỏ nâu C. có khí thoát ra D. có kết tủa trắng Đề 923 Trang 2/3
- Câu 22. Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng là A. FeSO2 B. Fe 2(SO4)2 và SO2 C. Fe2 (SO4)3 D. FeSO 4 và H2 Câu 23. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch? A. KCl, Na2SO4 B. CaCl 2, NaNO3 C. ZnSO4, H2SO4 D. NaOH, MgSO4 Câu 24. Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng A. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. B. sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần. C. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu. D. có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần. Câu 25. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là A. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl B. KCl, NH 4H2PO4, Ca(H2PO4)2 C. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO D. (NH 4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 Câu 26. Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric là A. NaOH, BaCl2 B. NaOH, BaCO 3 C. NaOH, BaSO4. D. NaOH, Ba(NO3)2. Câu 27. H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với A. Cu và Ag B. Mg và Cu C. Al và Fe D. Zn và Ag Câu 28. MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra A. chất khí không tan trong nước. B. chất khí duy trì sự cháy và sự sống. C. chất khí làm vẫn đục nước vôi trong. D. chất khí cháy được trong không khí II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29. (1,5 điểm): Hoàn thành các phương trinh hóa học theo sơ đồ: (1) (2) (3) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Câu 30. (1,5 điểm): Biết 7 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh ra được 672 ml khí (đktc). a. Viết phương trình phản ứng hoá học b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết: Ca = 40, S= 32, H=1, O=16, Al=27, Fe=56, Cl=35,5, Mg=24, C =12, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba=137 HẾT Đề 923 Trang 3/3