Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Văn Quý (Có đáp án)
Câu 1: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2, dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. Mg B. HCl C. Al D. AgNO3
Câu 2: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng được những dãy chất nào sau đây?
A. CO2, Mg, KOH. B. Al, ZnO, Fe(OH)3
C. Mg, HCl, CuO. D. Cu, Na2SO4, Cu(OH)2
Câu 3: Hòa tan 0.51gam oxit của kim loại hoá trị III vào 7,3gam dung dịch HCl 15% thì vừa
đủ. Oxit đó là oxit nào sau đây? (Al = 27, Cr = 52, Fe = 56, Mn = 55)
A. Mn2O3 B. Al2O3 C. Fe2O3 D. Cr2O3
Câu 4: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt, phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là
A. Al B. K C. Na D. Mg
Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4, hiện tượng quan sát được?
A. thấy dung dịch màu xanh B. thấy có chất rắn màu đỏ
C. có kết tủa dạng keo Câu 6: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit axit? | D. có kết tủa trắng. |
A. Cacbon đioxit; lưu huỳnhđioxi, đinitơ penta oxit. B. kalioxit; magiêoxit; sắt III oxit.
C. Silicoxit; chì(II)oxit; cacbon oxit. D. kalioxit; natrioxit; nitơ đioxit
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Văn Quý (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƢỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HÓA HỌC 9 Năm học 2021-2022 I. NỘI DUNG 1. Tính chất vật lý, hóa học của kim loại 2. Tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và phương pháp sản xuất nhôm 3. Tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của sắt 4. Dãy hoạt động hóa học, ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học 5. Ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 6. Phân bón hóa học II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM THAM KHẢO Chọn và ghi vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2, dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? A. Mg B. HCl C. Al D. AgNO3 Câu 2: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng được những dãy chất nào sau đây? A. CO2, Mg, KOH. B. Al, ZnO, Fe(OH)3 C. Mg, HCl, CuO. D. Cu, Na2SO4, Cu(OH)2 Câu 3: Hòa tan 0.51gam oxit của kim loại hoá trị III vào 7,3gam dung dịch HCl 15% thì vừa đủ. Oxit đó là oxit nào sau đây? (Al = 27, Cr = 52, Fe = 56, Mn = 55) A. Mn2O3 B. Al2O3 C. Fe2O3 D. Cr2O3 Câu 4: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt, phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là A. Al B. K C. Na D. Mg Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4, hiện tượng quan sát được? A. thấy dung dịch màu xanh B. thấy có chất rắn màu đỏ C. có kết tủa dạng keo D. có kết tủa trắng. Câu 6: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit axit? A. Cacbon đioxit; lưu huỳnhđioxi, đinitơ penta oxit. B. kalioxit; magiêoxit; sắt III oxit. C. Silicoxit; chì(II)oxit; cacbon oxit. D. kalioxit; natrioxit; nitơ đioxit. Câu 7: Cho phương trình phản ứng sau: Na2CO3 + X Y + 2NaCl. X, Y lần lượt là A. H2SO4; Na2SO4 B. N2O5 ; NaNO3. C. BaCl2 ; BaCO3 D. (A) và (B) đều đúng. Câu 8: Dung dịch của chất X tác dụng với dung dịch kalisunfat tạo ra chất không tan. Chất X là A. HCl B. NaNO3 C. Ba(NO3)2 D. H2SO4 . Câu 9: Có hai lọ đựng dung dịch bazơ NaOH và BaCl2. Dùng bột kim loại nào sau đây để phân biệt hai chất trên? A. Mg B. Fe C. Cu D. Al. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 1,3gam kim loại hóa trị II bằng 200 gam dung dịch H2SO4 2,45%. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 30ml dung dịch NaOH 2M. Đó là kim loại gì? (Ca=40, Mg = 24, Zn = 65, Ba = 137, Na = 23, H =1, O=16, S = 32) A. Ca B. Mg C. Zn D. Ba.
- Câu 11: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là (Al =27, Mg =24) A. 60% và 40% B. 40% và 60% C. 50% và 50% D. 30% và 70% Câu 12: Cho 1,02 gam Al2O3 vào 58,4 gam dung dịch HCl 5%. Nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng là (Al = 27, O = 16, Cl = 35,5) A. 17,97% B. 3,69% C. 3,245% và 1,53% D. 4,49% và 1,22% Câu 13. Dung dịch nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam? A. dung dịch Na2SO4 B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch Ca(OH)2 D. dung dịch NaNO3 Câu 14. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí có mùi sốc, nặng hơn không khí là A. Na2SO3 B. CaCO3 C. MgCO3 D. Mg Câu 15. Oxit được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm là A. CuO B. ZnO C. PbO D. CaO Câu 16. Trộn hai dung dich nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa? A. BaCl2, Na2SO4 B. NaCl, K2SO4 C. BaCl2, AgNO3 D. Na2CO3,Ba(OH)2 Câu 17. Trong phòng thí nghiệm khí SO2 không thu bằng cách đẩy nước vì SO2 A. tan được trong nước B. nhẹ hơn nước. C. dễ hóa lỏng D. tất cả các ý trên . Câu 18. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần? A. Mg, Ag, Fe, Cu, Al. B. Mg, Al, Fe, Cu, Ag. C. Ag,Cu, Fe, Al, Mg. D. Al,Ag, Cu, Fe, Mg. Câu 19. Để trung hòa 11,2gam KOH 20%, thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit H2SO4 35%? ( K = 39, S = 32, O = 16, H = 1) A. 5,6gam B. 4,6gam C. 9gam D. 1,7gam Câu 20. Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Nồng độ mol HCl cần dùng là ( K = 39, Cl = 35,5 , O =16) A. 1,5M B. 2,0 M C. 2,5 M D. 3,0 M. Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Ngƣời ra đề cƣơng Phạm Văn Quý Phạm Văn Quý
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ CƢƠNG TRẮC NGHIỆM CUỐI KÌ I TRƢỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HÓA HỌC 9 Năm học 2021-2022 Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Đáp án C B B A D A C C D C Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp án A D B A D B A C A B