Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Nguyệt (Có đáp án)

Câu 1: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là

A. K. B. Na. C. Zn. D. Al.

Câu 2: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là

A. Đồng. B. Bạc. C. Sắt. D. Sắt tây.

Câu 3: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?

A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Au.

Câu 27: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. Mg. B. Na C. Ag. D. Fe.

Câu 4: Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nguội là

A. Cu và Fe. B. Fe và Al. C. Mg và Al. D. Mg và Cu.

Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?

A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 6: Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt, bạc, đồng vào dung dịch HCl, thấy có bọt khí thoát ra. Phản ứng xảy ra xong, khối lượng kim loại không bị giảm là:

A. sắt, bạc, đồng. B. bạc, đồng. C. sắt, đồng. D. sắt, bạc.

Câu 7: Dung dịch muối không phản ứng với Al là?

A. CuSO4. B. AgNO3. C. FeCl2. D. MgCl2.

doc 4 trang Quốc Hùng 04/07/2024 7240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Nguyệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_2024.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Nguyệt (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: HÓA HỌC 9 A. LÝ THUYẾT 1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại. Tính chất vật lí của kim loại. Mối quan hệ giữa các chất. Các loại phân bón hóa học. 2. Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Lấy ví dụ minh họa. 3. Nêu hiện tượng và viết PTHH minh họa cho một số thí nghiệm ví dụ: a. Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dd HCl(dư) b. Cho lá nhôm vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc, nguội. c. Cho dây nhôm vào dd NaOH đặc. d. Cho từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd H2SO4. e. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dd CuSO4. 4. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt. Nhận biết kim loại hoạt động mạnh (Na, K ), nhận biết kim loại hoạt động yếu (Cu, Ag ) 5. Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại? 6. Gang, thép là gì? Viết PTHH xảy ra trong quá trình sản xuất gang? 7. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp chống sự ăn mòn kim loại? B. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là A. K. B. Na. C. Zn. D. Al. Câu 2: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là A. Đồng. B. Bạc. C. Sắt. D. Sắt tây. Câu 3: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây? A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Au. Câu 27: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng? A. Mg. B. Na C. Ag. D. Fe. Câu 4: Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là A. Cu và Fe. B. Fe và Al. C. Mg và Al. D. Mg và Cu. Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO 4 bị lẫn tạp chất là ZnSO 4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào? A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 6: Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt, bạc, đồng vào dung dịch HCl, thấy có bọt khí thoát ra. Phản ứng xảy ra xong, khối lượng kim loại không bị giảm là: A. sắt, bạc, đồng. B. bạc, đồng. C. sắt, đồng. D. sắt, bạc. Câu 7: Dung dịch muối không phản ứng với Al là? A. CuSO4. B. AgNO3. C. FeCl2. D. MgCl2. Câu 8: Có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm khi nhúng dây nhôm vào dung dịch A. AgNO3. B. CuCl2. C. Axit HCl. D. Fe2(SO4)3. 1
  2. Câu 9: Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào tan tốt trong nước? A. KOH. B. Fe(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 10: Muối nào sau đây là muối axit? A. KNO3. B. CaCl2. C. KHCO3. D. Na2SO4. II. BÀI TẬP Dạng 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa. Bài 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa (1) (2) (3) (4) a) Ca  CaO  Ca(OH)2  CaCO3  CaCl2 (1) (2) (3) (4) b) Na  Na2O  NaOH  Na2SO4  NaCl (1) (2) (3) (4) d) Al2O3  Al  AlCl3  Al(OH)3  Al2(SO4)3 (1) (2) (3) (4) e) Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3 Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch axit clohiđric có nồng độ 10% vừa đủ. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra? b) Tính thể tích khí sinh ra ở đktc? c) Tính khối lượng dung dịch axit clohiđric cần dùng? Bài 3: Cho 6,5 g Zn tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch HCl. a) Viết PTHH. b) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng? Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào 200ml dung dịch H2SO4 1M. a. Sau phản ứng chất nào còn dư? Số mol chất dư là bao nhiêu? b. Tính thể tích chất khí thoát ra ở đktc? Dạng 3: Câu hỏi liên hệ thực tế Bài 5: a) Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? b) Tại sao khi tưới nước tiểu cho cây trồng, cây xanh tốt? c) Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại? d) Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây? BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Bình Phạm Thanh Hiền Nguyễn Thị Nguyệt 2
  3. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT GỢI Ý ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2023 -2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 9 Dạng 4: Câu hỏi liên hệ thực tế: Bài 5: a) Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? Giải thích: Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO 3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng: NaHCO3 + HCl  NaCl + H2O + CO2 b) Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt? Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có chứa hàm lượng ure. c) Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại? Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét vôi tôi lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O d) Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Bình Phạm Thanh Hiền Nguyễn Thị Nguyệt 3