3 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)

Phần II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 8. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: 
a) CuO + H2 → 
b) SO2 + NaOH → 
c) H2SO4 + BaCl2 → 
d) CaO + CO2 → 
Câu 9. (2 điểm) Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu là: HCl, 
NaCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng mỗi lọ bằng phương pháp hóa 
học. Viết phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 10. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 
10 gam dung dịch HCl 21,9%. 
a) Xác định công thức hóa học của oxit trên. 
b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứn
pdf 12 trang Phương Ngọc 16/02/2023 5960
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_2.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)

  1. Nội dung bài viết 1. Bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Hóa (có đáp án) năm 2022 - Phần 1 Bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Hóa (có đáp án) năm 2022 - Phần 1 Đề số 1: Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit? A. SO2, Na2O, N2O5 B. SO2, CO, N2O5 C. SO2, CO2, P2O5 D. SO2, K2O, CO2 Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ A. CO2, CaO, K2O B. CaO, K2O, Li2O C. SO2, BaO, MgO D. FeO, CO, CuO Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl? A. CaO, Na2O, SO2 B. FeO, CaO, MgO C. CO2, CaO, BaO D. MgO, CaO, NO
  2. Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước? A. CaO, CuO, SO3, Na2O B. CaO, N2O5, K2O, CuO C. Na2O, BaO, N2O, FeO D. SO3, CO2, BaO, CaO Câu 5. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O? A. Na B. Fe C. Cu D. Ba Câu 6. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 100 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là: A. 1M B. 0,1M C. 2M D. 0,2M Câu 7. Natri colorua là gia vị quan trọng trong thức ăn hằng ngày của con người. Công thức của natri clorua là: A. NaOH B. KCl C. NaCl D. NaNO3
  3. Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 8. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: a) CuO + H2 → b) SO2 + NaOH → c) H2SO4 + BaCl2 → d) CaO + CO2 → Câu 9. (2 điểm) Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu là: HCl, NaCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 10. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. a) Xác định công thức hóa học của oxit trên. b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng Đáp án chi tiết đề 1: Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) 1C 2B 3B 4D 5B 6C 7C Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 8. (2 điểm) a) CuO + H2 Cu + H2O b) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O c) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl d) CaO + CO2 → CaCO3 Câu 9. (2 điểm)
  4. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự Sử dụng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm: Nhóm 1: HCl và H2SO4: Làm quỳ chuyển sang màu đỏ Nhóm 2: NaCl và Na2SO4: Không làm quỳ đổi màu quỳ tím Nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 1, chất không phản ứng là HCl, chất phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl Tiếp tục nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 2, chất không phản ứng là NaCl, chất phản ứng tạo kết tủa là Na2SO4 BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl Câu 10. (2 điểm) a) CTTQ của oxit kim loại có hóa trị 2 là: MO Phương trình hóa học MO + 2HCl → MCl2 + H2O nMO = nHCl/2 = 0,03 mol MMO = 80 => M + 16 = 80 => M = 64 => M là Cu Công thức hóa học của oxit là CuO b) Phương trình hóa học CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
  5. Theo phương trình hóa học: nCuO = nCuCl2 = 0,03 mol => mCuCl2 = 0,03. 135 = 4,05 gam Đề số 2: Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Dãy chất nào dưới đây là oxit axit? A. SO2, Li2O, N2O5 B. SO2, P2O5, N2O5 C. CO2, CaO, N2O5 D. CO, K2O, CaO Câu 2. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch? A. K2CO3 và HCl B. Ca(OH)2 và HCl C. HCl và NaCl D. NaOH và FeCl2 Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với khí H2? A. CaO, Al2O3, CuO B. Fe2O3, CuO, PbO C. Fe2O3, CuO, CaO D. MgO, CaO, CuO Câu 4. Cho các oxit sau: SO2, CuO, SO3, FeO, P2O5, CaO. Số oxit chất tác dụng được với nước là:
  6. A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 5. Canxi hidroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi hidroxit là: A. CaO B. CaCO3 C. Ca(OH)2 D. Ca(NO3)2 Câu 6. Sục 6,72 lít khí H2 vừa đủ vào oxit sắt (III) sau phản ứng thu được m gam kim loại. Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là: A. 11,2 gam B. 16,8 gam C. 25,2 gam D. 22,4 gam Câu 7. Cho 4,8 gam một kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2. Kim loại đó là: A. Zn B. Fe C. Mg D. Al Phần II. Tự luận (6 điểm)
  7. Câu 8. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: a) P2O5 + H2O → b) CuCl2 + NaOH → c) H2SO4 + NaOH → d) CaCO3 + HCl → Câu 9. (2 điểm) Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu là: HCl, NaOH, H2O, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 10. (2 điểm) Cho một lượng sắt dư vào 50ml dung dịch H2SO4, sau phản ứng kết thúc hoàn toàn thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng c) Tính nồng độ mol của dung dịch Đáp án chi tiết đề 2: Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) 1 B 2 C 3 B 4 D 5 C 6 A 7 C Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 8. (2 điểm) a) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 b) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl c) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O d) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Câu 9. (2 điểm)
  8. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự Dùng quỳ tím để nhận biết được axit HCl làm quỳ chuyển sang màu đỏ và bazo NaOH chuyển xanh, 2 dung dịch còn lại không làm quỳ đổi màu. - Đun cạn 2 dung dịch còn lại H2O và NaCl nhận biết được NaCl có cặn sau khi đun Câu 10. (3 điểm) a) nH2 = 0,25 mol Phương trình hóa học phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1) 0,25 ← 0,25 ← 0,25 b) Theo phương trình phản ứng: nFe = nH2 = 0,25 mol => mFe = 0,25.56 = 14 gam c) Theo phương trình phản ứng (1) nH2SO4 = nH2 = 0,25 mol Nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng: Đề số 3: Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Cho dãy các oxit sau: CaO, CO2, MgO, NO, CO, SO2, SO3. Số lượng oxit axit trong dãy trên là? A. 2 B. 3
  9. C. 5 D. 4 Câu 2. Tên goi của oxit Cr2O3 là A. Crom oxit B. Đicrom trioxit C. Crom (II) oxit D. Crom (III) oxit Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với khí H2? A. CaO, Al2O3, CuO B. Fe2O3, CuO, PbO C. Fe2O3, CuO, CaO D. MgO, CaO, CuO Câu 4. Dãy chất nào dưới đây có thể phản ứng được H2SO4 loãng? A. NaOH, Cu, FeO B. Ag, CuO, Ba(OH)2 C. Zn, BaCl2, ZnO D. Zn, BaCl2, SO2 Câu 5. Canxi cacbonat được sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của Canxi cacbonat là: A. CaO B. CaCO3 C. Ca(OH)2
  10. D. Ca(NO3)2 Câu 6. Hòa tan hết 9,75 gam kim loại R (hóa trị II) vào dung dịch HCl thu được 0,15 mol khí H2 (đktc). Kim loại R là: A. Cu B. Zn C. Fe D. Cu Câu 7. Oxit nào sau đây tác dụng được với cả HCl và NaOH? A. SO2 B. Fe2O3 C. CO D. Al2O3 Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 8. (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: Na → Na2O → NaOH → NaHSO4 → Na2SO4 → NaOH Câu 9. (2 điểm) Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu là: KCl, NaOH, Ba(OH)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 10. (2 điểm) Cho 9,2 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 đktc. Tính thành phần % khối lượng mối kim loại trong hỗn hợp ban đầu. H2SO4 Đáp án chi tiết đề 3: Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
  11. 1 B 2 D 3 B 4 C 5 B 6 B 7 D Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 8. (2 điểm) a) Na + O2 → Na2O b) Na2O + H2O → NaOH c) NaOH + SO3 → NaHSO4 d) NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O e) Na2SO4 + Ba(OH)2 → NaOH + BaSO4 Câu 9. (2 điểm) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự Dùng quỳ tím để nhận biết được 2 bazơ NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển sang màu xanh và không đổi màu là H2O. Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào 2 dung dịch bazơ, xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2, không hiện tượng gì là NaOH. NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O Na2SO4 + Ba(OH)2 → NaOH + BaSO4 Câu 10. (2 điểm) Gọi số mol của Mg, Fe lần lượt là x, y Phương trình hóa học phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 x → x Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 y → y
  12. nH2 = 0,25 mol => x + y = 0,25 (1) Khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu bằng: 24x + 56y = 9,2 (2) Từ (1) và (2) giải hệ phương trình: x = 0,15 mol, y = 0,1 mol Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu bằng: