Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)

Câu 1. ( nhận biết) Đối tượng nghiên cứu di truyền của Men Đen là:

a.Ruồi giấm.

b.Chuột bạch.

c.Đậu Hà Lan.

d.Đậu Xanh.

Câu 2.  ( nhận biết) Cho các ý trả lời sau:

  • Tạo dòng thuần.
  • Cho cơ thể F2 lai thuận nghịch.
  • Dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật ditruyền.
  • Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu.
  • Cho cơ thể đực F1 lai phân tích.

Điểm độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của  Men Đen là:

 a. 1,2,3.                          b. 1,3,4.            c. 2,3,4.         d. 1,3,5.

Câu 3.  ( nhận biết)  Biến dị tổ hợp là:

  1. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
  2. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.
  3. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P.
  4. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

Câu 4.  ( nhận biết) Nội dung của quy luật phân li độc lập là:

a.trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử.

b.khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.

c.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình thụ tinh.

d.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.   

docx 6 trang Phương Ngọc 07/03/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_22_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_de_18_c.docx

Nội dung text: Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 18 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 9 Thời gian: 45 phút Câu 1. ( nhận biết) Đối tượng nghiên cứu di truyền của Men Đen là: a.Ruồi giấm. b.Chuột bạch. c.Đậu Hà Lan. d.Đậu Xanh. Câu 2. ( nhận biết) Cho các ý trả lời sau: • Tạo dòng thuần. • Cho cơ thể F2 lai thuận nghịch. • Dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật di truyền. • Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu. • Cho cơ thể đực F1 lai phân tích. Điểm độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Men Đen là: a. 1,2,3. b. 1,3,4. c. 2,3,4. d. 1,3,5. Câu 3. ( nhận biết) Biến dị tổ hợp là: a. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. b. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. c. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. d. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 4. ( nhận biết) Nội dung của quy luật phân li độc lập là: a.trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử. b.khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. c.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình thụ tinh. d.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
  2. Câu 5. ( thông hiểu) Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân cho các loại giao tử là: a.Ab; aB, AB, ab. b. AB; Aa; aB, ab. c. AB, Ab, Bb, ab. d. AB, Ab, aB, bb. Câu 6. ( vận dụng thấp) Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: a.P: AABB x AAbb. b. P: AAbb x aaBB. c.P: Aa x Aa. d. P: Aabb x aaBB Chương II: 7 tiết ( 7 câu hôi: 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 2 vận dụng) = 23% Câu 7. ( nhận biết) Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: a.số lượng, hình dạng , cấu trúc. b.số lượng, trạng thái, cấu trúc. c.số lượng, hình dạng, trạng thái. d.hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 8. ( nhận biết) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 9. ( thông hiểu) Trong chu kì tế bào, NST được nhân đôi ở: a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 10. ( thông hiểu) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân, số NST trong tế bào đó là: a. 4 b. 8. c. 16. d. 32.
  3. Câu 11. ( vận dụng thấp) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I, số NST trong tế bào đó là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. Câu 12. ( vận dụng thấp) Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? a. 1. b. 2. c. 3. d. 4. Câu 13. ( thông hiểu) Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: a.sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái. b.sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. c.sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. d.sự tạo thành hợp tử. Chương III: 7 tiết ( 7 câu hỏi : 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 1 vận dụng thấp, 1 vận dụng cao ) = 24% Câu 14. ( nhận biết )Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 15. ( thông hiểu) Theo NTBS thì về mặt đơn của phân tử ADN những trường hợp nào sau đây không đúng? a. A= T; G= X; b. A= T; G= X; X= A. c. A+G+ T= T+ X+ A. d . X+G+ T= G+ X+ A. Câu 16. ( thông hiểu) Những nhận xét nào sau đây về cấu tạo giữa 2 phân tử ADN con và phân tử ADN mẹ sau đây là đúng? a.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và khác phân tử ADN mẹ. b.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. c. 2 phân tử ADN con được cấu tạo khác nhau và 1 phân tử ADN con giống phân tử ADN mẹ. d.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và 1 phân tử ADN con khác phân tử ADN mẹ.
  4. Câu 17. ( vận dụng thấp) Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN. con tạo thành là: a.2. b. 4. c. 8 d. 16. Câu 18. (vận dụng cao) Một gen có chiều dài là 5100A0, G= 20%. Số nuclêôtit loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần là: a. 1200. b. 1800. c. 2700. d. 3600. Câu 19. ( nhận biết) Đơn phân của ARN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 20.( thông hiểu) Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở cấu trúc: a. bậc 1 và bậc 2. b. bậc 1 và bậc 3. c. bậc 2 và bậc 3. d. bậc 3 và bậc 4. Chương IV : 8 tiết ( 6 câu : 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 1 vận dụng cao)= 20% Câu 21: ( nhận biết) Đột biến NST là gì ? a. là sự thay đổi về số lượng NST b. là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình c. là sự thay đổi về số lượng và cấu trúc NST d. là sự thay đổi nhỏ về cấu trúc NST. Câu 22: ( vận dụng cao) Một gen có 2880 liên kết hidro. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết hidro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Số cặp nucleotit liên quan đến đột biến và thuộc dạng đột biến gen nào ? a. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. b. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T c. 1 cặp ; Mất một cặp nucleotit
  5. d. 2 cặp ; Thêm hai cặp nucleotit. Câu 23: ( thông hiểu) Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: a. 3 b. 49 c. 47 d.45 Câu 24 ( thông hiểu) Thường biến là gì? a. Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật b. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. biểu hiện hàng loạt và không di truyền được. c. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường. d. Là sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ theo hướng xác định, di truyền được. Câu 25 ( nhận biết) Thế nào là thể đa bội? a. là cơ thể có tế bào sinh dưỡng chứa số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n) b. là cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường. c. là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ d. là cơ thể có bộ NST 2n, 3n, 4n. Câu 26 ( thông hiểu) Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? a. Đột biến gen b. Thường biến c. Đột biến NST d. Đột biến gen và đột biến NST. Chương V: 3 tiết ( 4 câu : 1 nhận biết, 2 thông hiểu, 1 vận dụng cao) = 14% Câu 27: ( nhận biết) Các phương pháp nghiên cứu di truyền người là a. Lai khác dòng b. Nghiên cứu trẻ đồng sinh c. Nghiên cứu tế bào d. Là phương pháp nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tre đồng sinh, nghiên cứu tế bào. Câu 28: ( thông hiểu) Thế nào là mức phản ứng a. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó b. Là biểu hiện kiểu hình của một kiểu gen
  6. c. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau d. Là biểu hiện của kiểu hình trước môi trường. Câu 29: ( thông hiểu) Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? a. Kiểu gen trong giao tử b. Điều kiện môi trường sống c. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường d. Kỹ thuật chăm sóc Câu 30; ( vận dụng cao) Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh có nên kết hôn với nhau không? a. Không nên kết hôn b. Nên tìm đối tượng khác để kết hôn thì tránh gia đình có người câm điếc c. Nếu kết hôn không nên sinh con để tránh sinh con câm điếc vì xác suất tới 25% Nên kết hôn và sinh nhiều con bình thường ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C B A D A B A C A C B D B A B Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA B D B B D C A C B A D D C C C