Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 11 (Có đáp án)

Câu 1 (3,0đ): Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

a/ Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b/ Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép. 

c/ Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau?

Câu 2 (1,0đ): Ghi lại lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp  hay lời dẫn gián tiếp?

 Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- …Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất….”

                                                                     (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

docx 4 trang Phương Ngọc 07/03/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_21_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_de_11_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Câu 1 (3,0đ): Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua” a/ Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b/ Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép. c/ Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau? Câu 2 (1,0đ): Ghi lại lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất .” (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (6,0đ): Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 Câu Đáp án Biểu điểm
  2. Câu 1 a/ Câu thơ trên trích từ tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu 0,5 đ ( 3,0đ) b/ Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 1,0 đ 7 dòng: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, 0,5 đ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) - Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép: Những cơ sở hình 0,25 đ thành tình đồng chí, đồng đội. 0,25 đ c/ Những điểm giống nhau về hình ảnh người lính trong bài thơ 0,25 đ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến 0,25 đ Duật: - Vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ - Tinh thần lạc quan, tin tưởng - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó - Tình yêu quê hương, đât nước Câu 2 - Lời dẫn trong đoạn trích: 0,5 đ ( 1,0đ) “ Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất .” 0,25 đ - Dẫn lại lời nói 0,25 đ - Lời dẫn trực tiếp.
  3. Câu 3 a. Yêu cầu chung ( 6,0đ) - Thể loại: Tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nội dung: Những ngày đi tản cư, nghe tin làng theo giặc - Ngôi kể: ngôi thứ nhất – xưng “tôi” - Cách thức trình bày: + Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, phần thân bài được triển khai thành nhiều đoạn, các đoạn văn phải có cấu trúc đảm bảo và phải có tính liên kết chặt chẽ. + Lời đối thoại phải tự nhiên, linh hoạt, không gượng ép; văn 0,5 đ phong trong sáng, giàu tính biểu cảm. b. Yêu cầu cụ thể: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách 0,5 đ khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: * Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc: 4,0 đ + Tôi là ông Hai ở làng chợ Dầu + Chuyện tôi nhớ mãi: nghe tin làng tôi theo giặc. * Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện: - Hoàn cảnh phải đi tản cư; niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ làng da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến khi ở nơi tản cư. - Diễn biến tâm trạng khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ đó bộc lộ rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước. + Mới nghe tin: bàng hoàng, sững sờ + Trên đường về nhà: xấu hổ không dám ngẩng mặt nhìn ai. 0,5 đ + Về đến nhà: đau đớn, nhục nhã, tủi thân. 0,5 đ + Mấy ngày liền không ra khỏi nhà, không muốn trò chuyện với mọi người. + Tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi ra khỏi nhà, sự đấu tranh nội tâm giữa đi nơi khác hay trở về làng + Lời tâm sự với đứa con út thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với kháng chiến.
  4. - Ông chủ tịch lên báo tin nhà bị đốt, làng không theo Tây: Tâm trạng vui sướng vô bờ . * Kết bài: - Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ về làng. - Điều muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện.