5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Con biết không, được sống trên đời này quả là món quà vô giá của chúng ta. 
Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội được đi đến nhiều nơi, khám 
phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức những món ăn ngon. Sau này khi 
đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. 
Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người hay một cô giáo yêu 
trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở 
ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải mã những bí ẩn của vũ 
trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố, 
trắc trở mà ta từ bỏ ước mơ, từ bỏ cuộc đời này? Dù khó khăn đến mấy, chúng 
mình hãy kiên cường đi tiếp con nhé. 

(Tríc Về cái chết, Chúng mình làm bạn con nhé, Phong Điệp, NXB Phụ nữ 
2015)

Câu 1:  

Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám 
chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết 
kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ?

Câu 2:  

Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?

Câu 3:  

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn 
trích

Câu 4:  

Nêu nội dung chính của đoạn trích.      

pdf 37 trang Quốc Hùng 02/08/2023 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_giai.pdf

Nội dung text: 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người. 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên. 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ. 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối) 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phần II Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 1
  2. “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ” (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên. Phương pháp: căn cứ bài Viếng lăng Bác Cách giải: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: - Trong khổ thơ đầu tác giả đã nhìn thấy từ xa hàng tre ẩn hiện trong sương mù, hàng tre xanh tươi mặc cho “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng, đó cũng là tính chất tốt đẹp loài tre. Hình ảnh cây tre ẩn dụ như muốn nói đến những đức tính của người giản dị, mộc mạc mà thanh cao. Tre cũng thể hiện tinh thần anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam ngàn đời nay. - Trước khi kết thúc bài thơ tác giả cũng mong muốn trở thành cây tre tận trung tận hiếu với Bác với đất nước. Hình ảnh cây tre lúc này lại mang ý nghĩa khác. Tác 3
  4. giả muốn hóa thân thành cây tre ngày ngày che chở, bảo vệ Người an giấc ngàn thu. 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu: - Đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu. - Sử dụng thành phần tình thái và phép nối - Không mắc các lỗi dung từ, đặt câu, chính tả * Gợi ý: - Giới thiệu chung. - Lưu luyến, nhớ thương khi nghĩ về phút giây từ biệt: “Mai về nước mắt” + “miền Nam”: gợi sự chia xa, khoảng cách; gợi tấm lòng, tình cảm của con người miền Nam. 4
  5. + “thương trào nước mắt”: cụ thể hóa nỗi nhớ thương và chiều sâu sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ. - Ước muốn hóa thân để ở lại bên Người: + Điệp từ “muốn làm” tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước. + Chuỗi hình ảnh liệt kê “con chim” “đóa hoa” “cây tre”: có nghĩa thực là cảnh đẹp bên lăng Người; nghĩa ẩn dụ: thể hiện ước muốn góp cuộc đời mình để canh giấc ngủ cho người, bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc, làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang của tâm hồn Việt Nam. 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phương pháp: căn cứ các tác phẩm đã học Cách giải: - Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ông đồ - Vũ Đình Liên - Khi con tu hú – Tố Hữu Phần II 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Cách giải: 5
  6. - Từ ngữ xưng hô: “thầy”, “con”, “ngài”. 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? Phương pháp: Đọc kĩ câu cuối và đưa ra câu trả lời Cách giải: - Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng, biết ơn của vị danh tướng đối với người thầy cũ. Vị danh tướng giờ đã trở thành người có địa vị, quyền cao chức trọng nhưng vẫn giữ thái độ biết ơn, thành kính đối với người thầy năm xưa. Đó chính là phẩm chất đạo đức cao quý của vị danh tướng. 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vấn đề “tôn sư trọng đạo”. 6
  7. Câu 4: Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao? Phần II. Làm văn Câu 1: Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 2: Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ: “Nói với con” 18
  8. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên. Phương pháp: căn cứ bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Cách giải: - Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, và được in vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002. Câu 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần biệt lập 19
  9. Cách giải: - Thành phần biệt lập: có lẽ - thành phần tình thái. Câu 4. Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao? Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Theo như tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Vì: từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Phần II Câu 1 Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Yêu cầu - Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu 20
  10. - Viết đúng nội dung nghị luận. - Không mắc các lỗi dung từ, đặt câu, chính tả. Gợi ý: - Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là con người. - Việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng: + Tu dưỡng về đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng + Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng, đáp ứng yêu cầu hội nhập. + Giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc. + Trách nhiệm của bản thân. Câu 2. Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ: “Nói với con” Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. 21
  11. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung - Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980. 2. Phân tích a. Tình yêu quê hương là nguồn cội được biểu hiện cụ thể trong bài thơ, là niềm tự hào về người đồng mình. - Cảm nhận được tình yêu quê hương, nguồn cội được biểu hiện trong bài thơ: + Tự hào về người đồng mình giàu ý chí, nghị lực. + Tự hào về sức sống mãnh liệt, sự cần cù, tinh thần lạc quan, sự hồn nhiên của người đồng mình. + Tự hào về tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình. - Là lời dặn con khắc cốt ghi tâm: sống xứng đáng là người đồng mình. b. Nghệ thuật - Tình yêu đó được diễn đạt bằng lối diễn đạt của chính dân tộc mình để tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể chân thực như tính cách của người đồng mình, vừa 22
  12. có ý nghĩa khái quát cao mà vẫn bay bổng, sâu xa. Đó là ý thức tự tôn dân tộc, khẳng định vẻ đẹp truyền thống quê hương. - Liên hệ bản thân, những bài thơ khác cùng chung chủ đề 3. Tổng kết ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 4 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. (SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 33, NXBGD, 2014) a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau: 23
  13. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên. c. Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích). Câu 2: Hãy viết môt bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70) 24
  14. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập Cách giải: - Thành phần phụ chú: những màu vàng rất khác nhau. - Thành phần tình thái: có lẽ b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp tu từ chủ yếu là: so sánh c. Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích). Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Qua đoạn trích ta cảm nhận được: 25
  15. - Cảnh làng quê tươi đẹp, yên ấm, trù phú. - Tình yêu thiên nhiên, làng quê tha thiết của tác giả. Câu 2 Hãy viết môt bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội. Cách giải: *Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. *Yêu cầu về nội dung: 1. Nêu vấn đề: 2. Giải thích, bàn luận * Giải thích: Dũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, có ý chí nghị lực cao, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống * Bàn luận 26
  16. - Biểu hiện lòng dũng cảm: + Dám tố cáo cái ác, bảo vệ cái tốt. + Dám đương đầu với khó khăn, thử thách. + - Vai trò, ý nghĩa của lòng dũng cảm: + Khi có lòng dũng cảm, con người sẽ có động lực, niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, vươn đến thành công. + Lòng dũng cảm luôn là phẩm chất tốt đẹp được cha ông ta đề cao. + Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định được khả năng và phẩm chất của mình, sống lạc quan, đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời. - Mở rộng vấn đề: + Trên thực tế vẫn có những kẻ sống hèn nhát, nhu nhược, dễ buông xuôi, nản lòng. + Cần phân biệt lòng dũng cảm với sự bồng bột, liều lĩnh. * Bài học kinh nghiệm - Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý, cần có ở mỗi con người. - Thế hệ trẻ ngày nay cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua mọi thử thách trong học tập và cuộc sống. Câu 3 27
  17. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70) Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 28
  18. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam. - Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi. Tác phẩm: - Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. - Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. 2. Phân tích a. Khoảnh khắc giao mùa * Tín hiệu mùa thu - Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi. Với nhiều nhà thơ khác, mùa thu là mùa của hương cốm dìu dịu, hoa sữa nồng nàn. Còn đối với Hữu Thỉnh đó là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”. + Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. Dường như hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống. 29
  19. + Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa. - Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm. - Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn. * Cảm xúc của nhà thơ - Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ thật đắm say: + Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận những vẻ đẹp giản dị nhất của nó. + Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”. + Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc, ấm áp như nhà thơ gặp lại một người bạn cũ. => Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa. b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu * Hai câu đầu: Từ không gian nhỏ bé, ngòi bút của Hữu Thỉnh đã vẽ bức tranh không gian rộng lớn với đường nét cụ thể. - Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản: 30
  20. + Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả. + Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã ở buổi hoàng hôn. * Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh: - Đây là một liên tưởng độc đáo, mới lạ, sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời. Đồng thời còn gợi ra sự tinh nghịch, hồn nhiên. - Vẫn là đám mây ấy nhưng lại vắt nửa mình sang thu. Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu. => Chính bởi hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bằng đám mây chùng chình đã làm cho người đọc cảm nhận về không gian chuyển mùa thật đẹp, sinh động và bước đi thời gian thật khẽ, thật êm. c. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng. - Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc. - Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ. - Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu 3. Đánh giá chung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu. 31
  21. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Đọc câu thơ sau: Một mùa xuân nho nhỏ a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước. Câu 2: a. Trình bày các phép liên kết câu? b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu. 32
  22. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Phương pháp: căn cứ bài Mùa xuân nho nhỏ Cách giải: - Chép thơ: Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mười Dù là khi tóc bạc - Khổ thơ được trích từ bài: Mùa xuân nho nhỏ - Tác giả: Thanh Hải b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp: điệp ngữ (Dù là ) 33
  23. - Tác dụng: Nhận mạnh lẽ sống cống hiến cho đất nước không chỉ khi còn trẻ tuổi, mà ngay cả khi đã về già. Lẽ sống cao đẹp đó đồng hành trong suốt cuộc đời tác giả. c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Gợi ý: - Lẽ sống cao đẹp là mục đích sống cao cả, vì mọi người, cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Lẽ sống ấy rất cần thiết đối với mọi người đặc biệt là các bạn trẻ. - Lẽ sống cao đẹp bao gồm: + Sống có mục đích, lí tưởng cao đẹp. + Sống không chỉ vì mình, mà còn biết vì người khác, cống hiến cho xã hội. + - Ý nghĩa lẽ sống cao đẹp: + Đem đến cho cộng đồng những giá trị nhân văn tốt đẹp. + Thúc đẩy xã hội phát triển. + Là nguồn cảm hứng để mọi người học tập, noi gương. + Đem lại cảm giác thanh thản, bình an, hạnh phúc cho chính mình. 34
  24. + Câu 2 a. Trình bày các phép liên kết câu? Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách giải: - Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách giải: - Phép lặp: khó khăn, cơ hội Câu 3 Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu. 35
  25. Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; - Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19. - Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19 - Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua: + Phát khẩu trang miễn phí. + ATM gạo cho những người gặp khó khăn. + . 36
  26. - Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc: giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng đại dịch, - Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc. - Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc? - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. - Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn 37