Tuyển tập 10 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm) 
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
“Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình” 
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) 
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. 
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. 
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. 
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống 
như thế nào ? 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 
8-10 câu) về lòng vị tha.
pdf 41 trang Phương Ngọc 07/03/2023 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_10_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. Câu 2: Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc. Lưu ý : - HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa; - HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm. Câu 3 Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt. Câu 4 HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.
  3. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu b. Xác định đúng vấn đề: lòng vị tha c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Nêu khái niệm của lòng vị tha. - Biểu hiện của lòng vị tha. - Ý nghĩa của lòng vị tha. - Rút ra bài học cho bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2: Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng nội dung kể c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể - Giới thiệu nhân vật kể chuyện - Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu. - Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc - Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc. - Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
  4. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I (5.5 điểm): Cho đoạn văn sau: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.
  5. 3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống. Phần II (4.5 điểm): Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp: Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. (Trích "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận) 1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ. 2. Cho câu chủ đề:
  6. “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới. a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên. b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động). Hết
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.