Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 10 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng

doc 4 trang Phương Ngọc 16/02/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_10_co_da.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 10 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được trích từ bài thơ Quê Hương của tác giả Tế Hanh. Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên. Câu 3 (1,5đ):
  2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp). Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó ). - Thành quả họ đã nhận lại là gì? - Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. 2. Thân bài a. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới vô cùng giản dị và thân thương. Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông → Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể. b. Bức tranh lao động của làng chài • Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng. Không gian: trời xanh, gió nhẹ.
  3. → Hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển. “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: cảnh buồm như linh hồ của người dân làng chài đang phơi phới đầy niềm tin yêu và hi vọng. “rướn thân trắng”: khao khát mãnh liệt sánh ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. → Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống. • Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về Không khí trở về: ồn ào, tấp nập → tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá → Lòng biết ơn đối với biển cả. Hình ảnh người dân chài: “Da ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài. Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người. → Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. c. Nỗi nhớ quê hương da diết Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: Màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu vôi của cánh buồm, hình ảnh con thuyền, mùi mặn mòi của biển. → Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.