Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố
tre ăn đời ở kiếp với người nông dân
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay
(Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy tre, Tam ca, tr 9 10, NXB Hội nhà văn, 2007)
a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên
b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre?
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong
hai dòng thơ sau:
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với
con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_7_kem_huong_dan_giai_chi.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 7 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Phong phanh ngực trần dẻo dai vững bền đan nhau che bão tố nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố tre ăn đời ở kiếp với người nông dân Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân ngay thẳng cùng trời cuối đất thương nhau mắt nhìn không chớp ân tình xòe những bàn tay (Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy tre, Tam ca, tr 9 10, NXB Hội nhà văn, 2007) a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre? Phong phanh ngực trần dẻo dai vững bền đan nhau che bão tố 1
- c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau: Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân ngay thẳng cùng trời cuối đất d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy. Câu 2: (6.0 điểm) Nhập vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để kể lại câu chuyện từ khi nghe tin làng theo Tây đến kết thúc truyện. 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre? Phong phanh ngực trần dẻo dai vững bền đan nhau che bão tố c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau: Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân ngay thẳng cùng trời cuối đất d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: a. - Từ láy: Phong phanh, dẻo dai, b. - Biện pháp tu từ: nhân hóa. c. - Trường từ vựng chỉ đặc điểm, phẩm chất của cây tre: trong trắng, xanh, săn, ngay thẳng. 3
- - Tác dụng: vừa tả được đặc điểm của cây tre lại vừa gợi liên tưởng đến những phẩm chất đáng quý của con người. d. - Chỉ ra được phẩm chất tương đồng của cây tre với con người Việt Nam. - Viết được đoạn văn về phẩm chất ấy với yêu cầu: + Đúng hình thức, thể thức một đoạn văn. + Giải thích ngắn gọn và nêu vai trò, ý nghĩa của phẩm chất ấy. Câu 2 Nhập vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để kể lại câu chuyện từ khi nghe tin làng theo Tây đến kết thúc truyện. Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện và nhập vai kể lại các chi tiết sự việc Lời giải chi tiết: * Yêu cầu chung - Biết viết một văn bản tự sự với bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) cân đối, hợp lí. Chọn đúng ngôi kể theo yêu cầu. Lời kể phù hợp với vai kể, hấp dẫn. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Mở bài: Nhân vật “tôi” (ông Hai) tự giới thiệu về bản thân và làng mình. 2. Thân bài Kể được các sự việc sau: 4
- - Khi nghe tin làng theo Tây. - Khi về đến nhà. - Khi trò chuyện cùng vợ và những ngày sau đó - Khi trò chuyện với con út. - Khi nghe tin cải chính. 3. Kết bài: Nhân vật “tôi” khẳng định tình cảm yêu làng, yêu nước và luôn ủng hộ kháng chiến. 5