Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận + đáp án)

PHẦN I: Đọc – hiểu: (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

 

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.

 

Lúa xanh xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(Trích Nhuận Hạnh, Lục bát về cha)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

c. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

d. Thông điệp mà em nhận được từ bài thơ?

Phần II. Tập làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp người lính lái xe qua khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật .

Xe không kính,rồi xe không có đèn,

Không có mui xe,thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

doc 5 trang Phương Ngọc 27/03/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_co_ma_tran_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có ma trận + đáp án)

  1. Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Ma trận đề thi Mức độ Mức độ cần đạt Thông Vận Vận Tổng số Nhận biết Nội dung (chủ đề) hiểu dụng dụng cao -Hiểu nội dung, chi Ngữ liệu: tiết , hình ảnh đặc -Văn bản sắc có nghệ thuật - Nhận trong văn ngoài sách biết về bản. giáo khoa. phương thức biểu - Sắp xếp, I. Đọc - Tiêu chí: đạt, thể phân loại hiểu thơ, các các từ (3,0 Một văn kiến thức vựng. điểm) bản ngắn. về từ hoặc một vựng, ngữ - Hiểu trích đoạn pháp và được ý các BPTT nghĩa của - Độ dài: từ vựng từ 50-300 và giá trị chữ. nghệ thuật của các BPTT Số câu: 2 2 1 Tổng Số điểm: 2 1 3 Tỷ lệ % 20% 10% 30% Hiểu -Vận - Biết vận được cách dụng cách dụng các Nhận diện làm bài làm bài yếu tố tự II. Làm đúng kiểu văn tự đoạn văn sự, miêu văn Văn tự sự bài tự sự, sự . viết đoạn tả trong đối tượng văn hoàn bài văn tự (7,0 - Tự sự, nội - Lựa chỉnh - sự. điểm) dung tự chọn, Vận dụng sự, trình bày, được một - Biết lựa sắp xếp trong vận dụng
  2. các ý liên những cách chọn kết, mạch cách lập ý một hình lạc làm rõ thường ảnh có ý đối tượng gặp của nghĩa ẩn tự sự. bài văn tự dụ tượng sự để làm trưng để bài. gửi gắm tình cảm, tư tưởng. - Học sinh biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc và biết tạo lập một văn bản tự sự giàu cảm xúc. Số câu: 2 2 Tổng Số điểm: 1 2 3 10 7 Tỷ lệ % 10% 20% 30% 10% 70% Số câu: 2 1 1 3 Tổng Số điểm: 3.0 3.0 3.0 1.0 10 cộng: Tỷ lệ % 30% 30% 30% 10% 100% Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 PHẦN I: Đọc – hiểu: (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
  3. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa. Lúa xanh xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Trích Nhuận Hạnh, Lục bát về cha) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? c. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? d. Thông điệp mà em nhận được từ bài thơ? Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp người lính lái xe qua khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật . Xe không kính,rồi xe không có đèn, Không có mui xe,thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu 2 : (5 điểm) Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương -tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 –tập 1)
  4. Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 9 Phần I: Đọc – hiểu: (3 điểm) a, Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm) b, Bài thơ được viết theo thể thơ: Lục bát (0,5 điểm) c, Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: Nhân hóa ẩn dụ, so sánh. (1 điểm) d. Thông điệp của bài thơ: Bài thơ thể hiện niềm xúc động, sự kính trọng, biết ơn của đứa con trước tình yêu thương, đức hi sinh cao cả của người cha (1.0 điểm) Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Hình ảnh những chiếc xe trường sơn (1.0 đ) + Không có kính + Không có mui xe + Không có đèn xe + Thùng xe bị xước – Biện pháp nghệ thuật + Điệp ngữ: không có + Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng Qua khổ thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu - Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe (1.0 đ) + Vẫn lạc quan và đầy tự tin + Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều – Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ + Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo
  5. + Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc + Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước + Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến Câu 2: MB (1.0 điểm) Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh ) TB: (3.0 điểm) Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức ) Trước khi đi lính: - Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc. - Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc . Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. - Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa. Khi trở về: - Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói. - Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm. - Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức. KB (1.0 điểm) - Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi. - Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát. - Mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.