Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về
tình cảm bà cháu.
pdf 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_1_nam_hoc_2021_2022_co_huon.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bếp lửa - Bằng Việt) Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu. II. Làm văn (6đ): Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (0,5đ): Thói quen của người bà là dậy sớm và nhóm bếp lửa. | |
  2. Câu 2 (0,5đ): Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lận đận, tâm tình, thiêng liêng. Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: đảo ngữ (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (lận đận đời bà ; nhóm ) Tác dụng: nhấn mạnh vào từ ngữ ở đầu câu, giúp bạn đọc hình dung ra nỗi vất vả của bà cũng như hiểu hơn về cuộc đời bà. Câu 4 (2đ): Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ của người cháu về những kỉ niệm bên bà đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương với bà. Suy nghĩ về tình cảm bà cháu: tình cảm bà cháu là tình cảm cao đẹp, nhất là khi từ nhỏ cháu đã gắn bó bên bà, được bà yêu thương, chăm sóc. II. Làm văn (6đ): Dàn ý đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện. 2. Thân bài a. Tuổi thơ trong kí ức người lính Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ. Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ. | |
  3. Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi. Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy. b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn. Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay. c. Sự bừng tỉnh và hối hận Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy. 3. Kết bài Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân. | |