Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 9 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.
Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình…
(Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh)
Câu 1: Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
pdf 3 trang Phương Ngọc 14/03/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_de_9_co.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 9 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình (Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh) Câu 1: Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1: Tác giả muốn trở thành: chim bồ câu trắng, đóa hoa hướng dương, vầng mây ấm. Câu 2:
  2. Nội dung chính của văn bản: Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên: Sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hi sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc. Câu 3: - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào những gợi ý sau: Bài học được rút ra từ đoạn văn: Khát vọng sống cao đẹp, nguyện dâng hiến, hi sinh bản thân vì quê hương, đất nước. Bàn luận: Tuổi trẻ ngày nay tiếp bước lí tưởng sống cao đẹp của cha anh, ra sức học tập, rèn luyện bản thân, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cần nhận thức được tính thôi thúc trong lời câu hát: Hãy sống vì Tổ Quốc. Từ đó rút ra những bài học hành động phù hợp cho bản thân. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của Vũ Nương Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp. Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
  3. Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. → Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. b. Số phận bi kịch của Vũ Nương Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. → Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. → Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.