Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đà Nẵng (Có đáp án)

PHẦN I (2.0 điểm): 
Khoanh tròn các đáp án đúng: 
Câu 1. Các thành ngữ: nửa úp nửa mở, nói nước đôi liên quan đến phương 
châm hội thoại nào? 
A. Phương châm về chất 
B. Phương châm về lượng 
C. Phương châm quan hệ  
D. Phương châm cách thức 
Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần 
lưu ý điều gì? 
A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép 
B. Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn 
C. Có thể lược bỏ 1 số từ ngữ không cần thiết 
D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào 
Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố. 
A. Núi Vọng phu.               
B. Cỏ Ngu mĩ.                 
C. Lòng chim dạ cá.                   
D. Ngọc Mị Nương. 
Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại? 
A. Một                              
B. Hai                             
C. Bốn                                        
D. Năm 
Câu 5. Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? 
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu súng trăng treo. 
C. Đầu non cuối bể. 
D. Đầu sóng ngọn gió. 
Câu 6. Trong các từ sau từ nào là từ láy? 
A. Tươi tốt              B. Rổ rá                    C. Lao xao                          D. Bọt bèo 
Câu 7. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che 
chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? 
A. Mỡ để miệng mèo 
B. Nuôi ong tay áo 
C. Ếch ngồi đáy giếng 
D. Cháy nhà ra mặt chuột
pdf 30 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_da.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) PHẦN I (2.0 điểm): Khoanh tròn các đáp án đúng: Câu 1. Các thành ngữ: nửa úp nửa mở, nói nước đôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì? A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép B. Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn C. Có thể lược bỏ 1 số từ ngữ không cần thiết D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố. A. Núi Vọng phu. B. Cỏ Ngu mĩ. C. Lòng chim dạ cá. D. Ngọc Mị Nương. Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại? A. Một B. Hai C. Bốn D. Năm Câu 5. Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long.
  2. B. Đầu súng trăng treo. C. Đầu non cuối bể. D. Đầu sóng ngọn gió. Câu 6. Trong các từ sau từ nào là từ láy? A. Tươi tốt B. Rổ rá C. Lao xao D. Bọt bèo Câu 7. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? A. Mỡ để miệng mèo B. Nuôi ong tay áo C. Ếch ngồi đáy giếng D. Cháy nhà ra mặt chuột Câu 8. Thành ngữ ăn ốc nói mò mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau: A. Nói nhảm nhí vu vơ B. Nói hồ đồ không có căn cứ C. Nói bịa đặt vu khống D. Nói ba hoa khoác lác PHẦN II. (3.0 điểm): Cho đoạn văn: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. (Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản? Câu 2. Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì? Câu 3. Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể). Câu 4. Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì? PHẦN III (5.0 điểm):
  3. Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN I. (2.0 điểm) Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: B Câu 8: A PHẦN II. (3.0 điểm) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. (0.25 điểm) Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0.25 điểm) Câu 2. Em hiểu một cuộc sống có trách nhiệm của trẻ em là: Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0.5 điểm) Câu 3. Những việc làm của Đảng, nhà nước ta: xây dựng những nhà văn hóa thiếu nhi, những làng trẻ S0S, những trường học, bệnh viện nhi, tổ chức cho trẻ vui tết trung thu hàng năm, vui ngày quốc tế 1/6 (0.5 điểm) Câu 4. Bản thân em nếu chứng kiến đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ: - Lên tiếng đấu tranh, giải thích cho họ hiểu đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em (0.5 điểm) - Gọi những người xung quanh đến can thiệp. (0.5 điểm) Tìm cách báo cho chính quyền địa phương gần nhất. (0.5 điểm) → Học sinh có thể có cách xử lý phù hợp vẫn cho điểm. PHẦN III. (5.0 điểm) Yêu cầu chung - Bài văn phải bám sát thể loại thuyết minh. - Biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động. - Văn phong diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. Yêu cầu cụ thể HS cần đảm bảo được các ý sau:
  5. a. Mở bài: giới thiệu rõ vai trò, ý nghĩa của cái quạt giấy trong đời sống người Việt Nam. b. Thân bài: Lần lượt giới thiệu các nội dung: nguồn gốc, họ hàng, đặc điểm cấu tạo, công dụng và giá trị sử dụng của quạt giấy. c. Kết luận: Nhấn mạnh giá trị, sự tiện ích của quạt giấy trong cuộc sống hiện tại. HẾT
  6. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du). (2.0 điểm) Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm). Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào? a. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. b. Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường. c. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm) Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. HẾT
  7. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) PHẦN I (2.0 điểm): Khoanh tròn các đáp án đúng: Câu 1. Các thành ngữ: nửa úp nửa mở, nói nước đôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì? A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép B. Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn C. Có thể lược bỏ 1 số từ ngữ không cần thiết D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố. A. Núi Vọng phu. B. Cỏ Ngu mĩ. C. Lòng chim dạ cá. D. Ngọc Mị Nương. Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại? A. Một B. Hai C. Bốn D. Năm Câu 5. Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long.