Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biển hồ nhứ nhất gọi là biển 
Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh 
biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người 
uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. 
Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng 
trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. 
Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn 
nước này...

(2) Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ 
sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ 
lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. 
Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua 
các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang 
lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết?

b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân 
nào tạo ra sự khác biệt đó?

c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) 

d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong 
cuộc sống. 

pdf 9 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_7_co_huong_dan_giai.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 7 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ Biển hồ nhứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này (2) Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người. a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết? b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó? c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) 1
  2. d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70) 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết? Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Vì: Không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó? Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Biển hồ thứ nhất: không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. - Biển hồ thứ hai: Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này - Nguyên nhân sự khác nhau là: + Biển chết chỉ nhận nước và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước mặn chát 3
  4. + Còn biển hồ thứ hai sau khi nhận nước thì san sẻ cho những ao hồ nhỏ hơn, đem lại sự sống cho vạn vật. c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) Phương pháp: căn cứ các phép liên kết câu đã học Cách giải: - Phép lặp: biển hồ - Phép thế: “Biển chết” được thế bằng “biển hồ này” d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu vấn đề: sự sẻ chia trong cuộc sống - Giải thích: Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn - Bàn luận: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia: + Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. 4
  5. + Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau: + Đối với người nhận ( ) + Đối với người cho ( ) + Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay ( ) - Mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. + Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. Câu 2 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ 5
  6. Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Yêu cầu: - Văn phong rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, đặt câu. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực. 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam. - Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi. 6
  7. Tác phẩm: - Đề tài: Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. - Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. 2. Phân tích 2.1 Những tín hiệu báo mùa thu sang: - Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về: + “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ đầy hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh. + “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi. + “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. => Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời. - Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người: 7
  8. + “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế. + Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. => Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân. 2. 2 Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu: - Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động: + “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. + “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người. + Phép đối “dềnh dàng” > Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ẩn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu. 8
  9. Nhận xét: Qua hai khổ thơ ta có thể thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu thiên nhiên tha thiết. 3. Tổng kết: - Nội dung: + Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu. + Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng. 9