Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Vân Anh - Mã đề 902 (Có đáp án)
PHẦN 1 (6 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới nay, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng (...)”
(SGK Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? (1 điểm)
2. Vẻ đẹp của nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích trên? (0,5 điểm)
3. Đoạn văn trên được xem là lời phủ dụ chí tình đối với các tướng sĩ, em hãy nêu tác dụng của những lời phủ dụ đó đối với người nghe. (1,5 điểm)
4. Bằng những hiểu biết của em về văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 15 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật được nhắc đến. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân và chỉ rõ).(3 điểm)
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_ng.docx
ma-tran-de-ktdggki-ngu-van-9-2022-2023_18072023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Vân Anh - Mã đề 902 (Có đáp án)
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/Đơn Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng vị kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Nhận biết: 1 TL - Tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức Đọc biểu đạt, nhân vật, ) của văn hiểu bản “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi 14) Thông hiểu: Truyện trung - Phân tích được tác dụng của đại 2 TL biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Nêu được tác dụng của lời phủ dụ Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung của văn bản Nhận biết: 1TL 1TL 1TL* 1TL* - Xác định được vấn đề nghị luận, phương thức biểu đạt - Nêu được thế nào là suy nghĩ tích cực về thất bại. Thông hiểu: Ngữ liệu mở - Phân tích được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung của văn bản
- 2. Viết Nhận biết: 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về Phân tích một một vấn đề trong đời sống; tác phẩm văn trình bày rõ vấn đề và ý kiến học. (tán thành hay phản đối); đưa ra được lí lẽ rõ ràng và dẫn chứng phong phú Tổng 2TL 3TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 25 35 25 15 Tỉ lệ chung 60 40 BAN GIÁM HIỆU TTCM NHÓM TRƯỞNG duyệt Khúc.T. Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: NGỮ VĂN 9 Mã đề: 902 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 1/11/2022 PHẦN 1 (6 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới nay, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng ( )” (SGK Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? (1 điểm) 2. Vẻ đẹp của nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích trên? (0,5 điểm) 3. Đoạn văn trên được xem là lời phủ dụ chí tình đối với các tướng sĩ, em hãy nêu tác dụng của những lời phủ dụ đó đối với người nghe. (1,5 điểm) 4. Bằng những hiểu biết của em về văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 15 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật được nhắc đến. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân và chỉ rõ).(3 điểm) PHẦN 2 (4 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.( ) Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ? Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) 1. a. Đoạn văn bản trên trình bày về vấn đề gì? Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản? (0,5 điểm) b. Theo tác giả, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu như thế nào? (0,5 điểm) 2. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn “Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.”? (1 điểm) 3. Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) để làm sáng tỏ ý kiến “Niềm tin chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” (2 điểm) Chúc các em làm bài thi tốt
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: NGỮ VĂN 9 Mã đề: 902 Câu Yêu cầu Điểm PHẦN 1 (6 ĐIỂM) 1 - Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” 0,5 (1 điểm) - Tác giả: Ngô gia văn phái 0.5 2 HS nêu được: (0,5 điểm) - Trí tuệ nhạy bén sáng suốt 0,25 - Nhận định tương quan tình hình giữa địch và ta 0,25 3 -Tác dụng: (1,5 điểm) + Lời phủ dụ được xem như là một bài hịch rất ngắn gọn 0,25 + Tố cáo tội ác và dã tâm xâm lược của giặc 0,25 + Khích lệ lòng yêu nước của các quân sĩ và truyền thống quật 0,5 cường của dân tộc ta. + Có ý nghĩa củng cố, chấn chỉnh quân đội. 0,5 4 a. Hình thức: 1 (3 điểm) - Đúng mô hình tổng – phân – hợp - Đảm bảo số câu: khoảng 15 câu - Đúng yêu cầu tiếng Việt b. Nội dung: * HS có nhiều cách cảm nhận hình tượng vua Quang Trung song cần làm nổi bật những ý sau: - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán 0.25 - Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt 0.25 - Tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết chiến, quyết thắng 0.25 - Tài thao lược hơn người 0.25 - Vị vua oai phong, lẫm liệt trong chiến trận 0.5 * Nhận xét về nghệ thuật tự sự 0.5 PHẦN 2 (4 ĐIỂM) 1 a. (1 điểm) - Đoạn văn trình bày về vấn đề suy nghĩ tích cực về thất bại. 0,25 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 b. Theo tác giả, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích là: Thất bại không phải là bước cản mà là động 0,5 lực để đi tới thành công 2 HS nêu được : (1 điểm) - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn là so sánh những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học 0,5 hỏi và hoàn thiện bản thân - Làm cho câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm 0,25
- - Gợi hình ảnh người thành công khi đối mặt với thất bại thì họ 0,25 sẽ có suy nghĩ tích cực 3 Hình thức: Đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi 0,5 (2 điểm) Nội dung: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng 1,5 phải đảm bảo đúng nội dung: * Giải thích: Niềm tin là gì? * Chứng minh: - Biểu hiện - Vai trò - Phản đề * Liên hệ * Lưu ý: Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục; phần liên hệ cần chân thành. Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG GV RA ĐỀ Khúc.T. Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Hoàng Thị Hòa