Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu (1) mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bỡi (2) đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.
Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần.(3) Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.
Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.
Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
- Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng:
- Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê…”
(Trích Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn 2018)
(1) giầu: đồng nghĩa với giàu có.
(2) chơi bỡi:cùng chơi với nhau.
(3) duyên Châu Trần.: Là một điển cố ở Trung Quốc để nói đến chuyện hôn nhân.
Câu 1: (0.5đ) Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
Câu 2: (1đ) Đoạn trích sau sử dụng cách dẫn nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
- Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút I/ Mục đích đề kiểm tra: 1/ Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn 9 giữa học kì I, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2/ Năng lực: - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận và bài văn tự sự). 3/ Phẩm chất: - Chủ động, tích cực trong việc giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II/ Hình thức đề kiểm tra: Tự luận (100%). III/ Thiết lập ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9– THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Tổng Số Kĩ năng Nhận Thông hiểu Vận dụng VDC điểm câu biết (%) (%) (%) (%) Đọc hiểu 15% 10% 5% 0 4 30 % 2 câu 1 câu 1 câu Đoạn văn nghị 5% 5 % 5 % 5% 1 20% luận xã hội Văn bản tự sự 20 % 15% 10% 5% 1 50 % Tổng 40 30 20 10 6 100 Tỷ lệ 70 30 100
- IV/Biên soạn đề kiểm tra: I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu (1) mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bỡi (2) đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần.(3) Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: - Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến. Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng: - Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê ” (Trích Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn 2018) (1) giầu: đồng nghĩa với giàu có. (2) chơi bỡi:cùng chơi với nhau. (3) duyên Châu Trần.: Là một điển cố ở Trung Quốc để nói đến chuyện hôn nhân. Câu 1: (0.5đ) Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Câu 2: (1đ) Đoạn trích sau sử dụng cách dẫn nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: - Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
- Câu 3: (1đ) Vì sao Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ Khi chàng hay chơi bời lêu lổng? Câu 4: (0,5đ) Em rút ra bài học gì qua lời khuyên chồng của Nhị Khanh ở cuối đoạn trích? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm) Câu 1: (2đ) Từ phần đọc hiểu trên và sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 dến 200 từ) nêu suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải giữ tròn chữ hiếu. Câu 2 : (5đ) Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của em. V/ Hướng dẫn chấm: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU: 3,0 1 Nhân vật chính : Từ Nhị Khanh 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng nhân vật chính : không cho điểm. 2 - Đoạn trích sử dụng cách dẫn trực tiếp. 1,0 - Dấu hiệu: Lời dẫn được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 3 Vì: 1,0 - Nhị Khanh là một người có trách nhiệm với chồng, nên muốn chồng thay đổi trở thành người chín chắn và có trách nhiệm - Vì nàng luôn mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý hợp lí: 0,5 điểm. 4 - Nêu được bài học. 0,5 + Trong cuộc sống khi gặp bất kỳ một tình huống nào phải biết ứng xử một cách khéo léo, lời lẽ phải thấu tình đạt lí. + Trong gia đình phải biêt đề cao chữ hiếu và luôn quan tâm đến mọi người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm. II TẠO LẬP VĂN BẢN: 7,0
- 1 Từ phần đọc hiểu trên và sự hiểu biết của bản thân, em hãy 2,0 viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) nêu suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải giữ tròn chữ hiếu. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Suy nghĩ về sự cần thiết phải giữ 0,25 tròn chữ hiếu. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Có nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nêu được: - Thế nào là giữ tròn chữ hiếu. - Biểu hiện và ý nghĩa của việc giữ chữ hiếu. Phê phán những hành vi bất hiếu với ông bà, cha mẹ. Nhận thức và hành động. - Khẳng định biết giữ chữ hiếu là một phẩm chất đáng quý của con người. Rút ra bài học và gửi gắm lời khuyên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi trình bày; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của em. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: (Bố cục 3 phần: mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. Phần thân bài viết một số đoạn văn). b. Xác định đúng vấn đề để kể (một kỉ niệm đẹp, đáng nhớ 0,25 của em.) c. Triển khai vấn đề: 3,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giới thiệu kỉ niệm đẹp của em (Kỉ niệm gì ? Tại sao lại là kỉ 0,5 niệm đáng nhớ nhất ? ) Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tên kỉ niệm: 0,25 điểm; - Giải thích được kỉ niệm đáng nhớ: 0,25 điểm * Kể lại diễn biến của kỉ niệm đó ( có yếu tố miêu tả). 2,5 - Thời gian và địa điểm diễn ra kỉ niệm đẹp. - Diễn biến của kỉ niệm. - Những ấn tượng, thái độ của em trước kỉ niệm đó. Hướng dẫn chấm: - Kết hợp kể với miêu tả chi tiết, đầy đủ các ý, làm rõ kỉ niệm: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Kết hợp kể với miêu tả nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,5 điểm - 2,0 điểm. - Chỉ kể chưa kết hợp với miêu tả: 1,0 điểm - 1,5 điểm. * Cảm nghĩ về kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. 0,5 - Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đẹp đó. - Mong muốn của bản thân. Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
- pháp. e. Sáng tạo 0,5 - Thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. - Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0