Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích

Câu 1: Thành phần hoá học của NST bao gồm:

A. phân tử Prôtêin B. phân tử ADN

C. prôtêin và phân tử ADN D. axit và bazơ

Câu 2: NST là gì?

A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.

B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.

Câu 3: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

A. Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Kì giữa

D. Kì sau

Câu 5: Cây lớn lên là do quá trình nào sau đây?

A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Giảm phân và thụ tinh

docx 5 trang Quốc Hùng 13/07/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: SINH HỌC 9 === Năm học: 2021-2022 A. NỘI DUNG: - Trình bày được cấu trúc của NST. Sự biến đổi của NST qua các kì của giai đoạn nguyên phân và giảm phân. - Trình bày được cấu tạo, bản chất, chức năng của ADN và gen. Phân tích được mối quan hệ giữa gen, ARN, protein và tính trạng. - Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cơ chế của biến dị: đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thường biến. B. MỘT SỐ CÂU HỎI CỤ THỂ: Câu 1: Thành phần hoá học của NST bao gồm: A. phân tử Prôtêin B. phân tử ADN C. prôtêin và phân tử ADN D. axit và bazơ Câu 2: NST là gì? A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào. Câu 3: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau. B. Kỳ trung gian, kỳ đầu. C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối. Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 5: Cây lớn lên là do quá trình nào sau đây? A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Giảm phân và thụ tinh Câu 6: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở A. tế bào sinh dưỡng B. tế bào sinh dục vào thời kì chín C. tế bào mầm sinh dục D. hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 7: Từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con vì: A. quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào
  2. B. có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân C. trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần D. kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng Câu 8: Hiện tượng nào xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân? A. Nhân đôi NST. B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng. C. Phân li NST về hai cực của tế bào. D. Co xoắn và tháo xoắn NST. Câu 9: Thụ tinh là: A. sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử. B. sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của 2 loài C. sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài. D. sự kết hợp của một nhân lưỡng bội và 1 nhân đơn bội của 2 loài. Câu 10: NST tương đồng giống nhau về gì? A. Hình dạng, kích thước B. Kích thước, trình tự các nucleotit C. Trình tự, cách sắp xếp của các nucleotit D. Hình dạng, số lượng các nucleotit Câu 11: Quá trình tái bản ADN dựa trên nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc liên kết B. Nguyên tắc bán bảo tồn. C. Nguyên tắc 2 trong 1 D. Không có nguyên tắc nào Câu 12: Chức năng của ADN là: A. lưu giữ thông tin. B. truyền đạt thông tin. C. lưu giữ và truyền đạt thông tin. D. tham gia cấu trúc của NST. Câu 13: Gen là gì? A. Là một đoạn của phân tử ADN B. Là một đoạn của phân tử protein C. Là một đoạn của phân tử lipit D. Là một đoạn cuả phân tử gluxit Câu 14: ADN được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào? A. C, H, O, N, Fe B. C, H, O, N, P C. C, H, O, N, Hg D. C, H, O, N, Cl Câu 15: 1 chu kì xoắn của ADN có bao nhiêu nucleotit? A. 10 nucleotit B. 20 nucleotit C. 30 nucleotit D. 40 nucleotit Câu 16: Trong phân tử ADN, A liên kết với T bằng mấy liên kết hidro? A. 3 liên kết B. 2 liên kết C. 1 liên kết D. 4 liên kết Câu 17: Điền vào chỗ chấm: “ là trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi axit amin”. A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4
  3. Câu 18: Trong phân tử ADN, G liên kết với X bằng mấy liên kết Hidro? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Phân tử mARN có vai trò gì? A. Truyền đạt thông tin, quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp B. Có chức năng vận chuyển các axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein C. Là thành phần cấu tạo nên riboxom D. Là thành phần cấu tạo nên ADN Câu 20: Một phân từ ADN có 3000 nucleotit. Hỏi phân tử ADN này có chiều dài là bao nhiêu? A. 5100Ao B. 10200Ao C. 2550Ao D. 7500Ao Câu 21: Phân tử ARN được cấu tạo từ mấy mạch? A. 1 mạch B. 2 mạch C. 3 mạch D. 4 mạch Câu 22: Tìm mạch của ARN dựa trên mạch ADN khuôn sau: A-T-X-X-X-A- G-T? A. U-A-G-G-G-T-X-A B. U-U-G-G-G-U-X-T C. T-A-G-G-G-T-X-A D. U-A-G-G-G-U-X-A Câu 23: Protein không có chức năng nào sau đây? A. Chức năng cấu trúc B. Chức năng xúc tác C. Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất D. Chức năng cung cấp vitamin Câu 24: Các sinh vật khác nhau là do cấu trúc nào quy định? A. ADN B. ARN C. Bậc protein D. Lipit Câu 25: Một phân tử ADN có 3000 nucleotit. Trong đó có 500 nucleotit loại A. Em hãy tính số lượng liên kết Hidro có trong phân tử ADN này? A. 3000 B. 4000 C. 5000 D. 6000 Câu 26: Một phân tử ADN có 1600 nucleotit. Hỏi đoạn ADN này tạo được bao nhiêu chu kì xoắn? A. 200 B. 500 C. 700 D. 80 Câu 27: Chiều dài một chu kì xoắn của ADN là bao nhiêu? A. 24Ao B. 34Ao C. 44Ao D. 36Ao Câu 28: Protein được cấu tạo theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc đơn phân C. Nguyên tắc lưỡng phân D. Nguyên tắc nhị phân Câu 29: Đột biến gen là gì? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit B. Đột biến gen là những biến đổi trong số lượng của các nucleotit của gen C. Đột biến gen là những biến đổi trong thành phần của các nucleotit của gen D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến nhiều cặp nucleotit Câu 30: Có bao nhiêu loại axit amin cấu trúc nên phân tử protein?
  4. A. 5 loại B. 10 loại C. 15 loại D. hơn 20 loại Câu 31: Lặp đoạn mang enzim thủy phân tinh bột ở lúa mạch là đột biến có lợi hay có hại với con người? A. Có lợi B. Có hại C. Trung tính D. Không xác định Câu 32: Tại sao đột biến cấu trúc NST lại thường có hại cho cá thể sinh vật? A. Vì đột biến gen làm mất đi tính hài hòa của gen B. Vì đột biến gen làm mất đi tính độc nhất của gen C. Vì đột biến gen làm mất đi tính đơn giản của gen D. Vì cấu trúc của gen đã rất hợp lí Câu 33: Đột biến nào sau đây là đột biến có hại? A. Tăng khả năng chịu hạn của lúa B. Lợn có đầu dị dạng C. Tăng khả năng chị rét của cây D. Lúa cứng và nhiều bông Câu 34: Đột biến số lượng NST có những dạng nào? A. Dị bội, đa bội B. Đa bội chẵn, đa bội lẻ C. Đa bội D. Dị bội, lệch bội Câu 35: Đặc điểm của cơ thể đa bội là gì? A. Cơ thể nhỏ hơn mức bình thường B. Cơ thể lớn gấp bội mức bình thường C. Tùy từng trường hợp D. Không xác định Câu 36: Biến dị nào không được di truyền? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Thường biến D. Biến dị tổ hợp Câu 37: Loài cá độc dươc có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 2n=24. Dạng đột biến (2n+1) có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng? A. 23 B. 24 C. 25 D. 26 Câu 38: Bệnh Đao là dạng đột biến ảnh hưởng đên số lượng NST ở cặp số? A. 5 B. 2 C. 22 D. 21 Câu 39: Đột biến gen trực tiếp ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật là do cấu trúc nào sau đây bị biến đổi? A. Protein B. Môi trường C. Khả năng chống chịu D. Chức năng của gen Câu 40: Điền từ phù hợp và chỗ chấm: “Kiểu hình là sự tương tác giữa và môi trường”? A. Kiểu gen B. NST C. Protein D. tARN C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút
  5. BGH TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG Kiều Thị Hải Trương Mai Hằng Nguyễn Thị Thu Thủy Đỗ Thị Bích