10 Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

PHẦN I. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 đ) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có n vòng, cuộn thứ cấp có 1 000vòng. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều 220V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế xoay chiều 110V. Hỏi máy biến thế thuộc loại tăng hay giảm thế? Vì sao? Tính n cuộn sơ cấp.

Câu 2 (1,5 đ) Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 30 cm.

a) Vẽ và nêu đặc điểm ảnh A’B’ của vật AB qua TK, tính khoảng cách từ ảnh đến TK.

b) Muốn A’B’ = 2 AB thì di chuyển AB lại gần hay xa thấu kính bao nhiêu cm?

Bài 3 (1,5 đ) Một người bị tật về mắt, chỉ thấy rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 60cm. 

a) Người đó bị tật mắt cận hay mắt lão? Có khoảng cực cận và khoảng cực viễn là bao nhiêu cm? 

b) Để khắc phục họ phải mang thấu kính lại nào có tiêu cự bao nhiêu cm (kính mang sát mắt)? 

c) Sau khi mang thấu kính trên thì có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu cm?

docx 4 trang Phương Ngọc 07/02/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2021_2022_d.docx

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN VẬT LÍ 9 PHẦN I. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 đ) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có n vòng, cuộn thứ cấp có 1 000vòng. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều 220V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế xoay chiều 110V. Hỏi máy biến thế thuộc loại tăng hay giảm thế? Vì sao? Tính n cuộn sơ cấp. Câu 2 (1,5 đ) Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 30 cm. a) Vẽ và nêu đặc điểm ảnh A’B’ của vật AB qua TK, tính khoảng cách từ ảnh đến TK. b) Muốn A’B’ = 2 AB thì di chuyển AB lại gần hay xa thấu kính bao nhiêu cm? Bài 3 (1,5 đ) Một người bị tật về mắt, chỉ thấy rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 60cm. a) Người đó bị tật mắt cận hay mắt lão? Có khoảng cực cận và khoảng cực viễn là bao nhiêu cm? b) Để khắc phục họ phải mang thấu kính lại nào có tiêu cự bao nhiêu cm (kính mang sát mắt)? c) Sau khi mang thấu kính trên thì có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu cm? Bài 4 (1,0 đ) Một người bị tật về mắt, chỉ thấy rõ những vật cách mắt từ 120cm đến xa vô cực. a) Người đó bị tật mắt cận hay mắt lão? Có khoảng cực cận bao nhiêu cm? b) Sau khi mang thấu kính để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách 20cm tiêu cự bằng bao nhiêu cm? Bài 5 (1,0 đ) Kính lúp có tiêu cự f=3,125cm. Tính số bội giác của thấu kính đó? Xác định vị trí AB để quan sát qua kính lúp A’B’=4AB. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Câu 1 Dòng điện xoay chiều là: A. dòng điện luân phiên đổi chiều. B. dòng điện không đổi. C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định. Câu 2 Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ. C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
  2. D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó. Câu 3 Công thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu bị đốt cháy? A. Q = q.m B. Q = m/q. C. Q = q/m. D. Q = m2q. Câu 4 Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng A. Cơ B. Nhiệt C. Điện D. Từ Câu 5 Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì: A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới. B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới. C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra. Câu 6 Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu: A. Tia tới đi quan quang tâm mà không trùng với trục chính B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính C. Tia tới song song trục chính D. Tia tới bất kì Câu 7 Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là A. tia tới song song trục chính thấu kính. B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính. C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính. D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính. Câu 8 Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng: A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ. B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì. C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính. D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD. Câu 9 Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào? A. Làm tăng thể tích vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước. Câu 10. Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao? A. Vì 1 đơn vị điện năng lớn hơn 1 đơn vị cơ năng. B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng. C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất. D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng. Câu 11. Trong động cơ điện, có dạng năng lượng nào đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào? A. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và cơ năng. B. Điện năng chuyển hóa thành cơ năng và hóa năng. C. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và hóa năng. D. Điện năng chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng. Câu 12. Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng? A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Hoá năng. D. Quang năng. Câu 13. Trong cuôn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuôn dây: A. Luôn luôn tăng. B. Luôn luôn giảm.
  3. C. Luân phiên tăng giảm D. Luôn luôn không đổi. Câu 14. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi: A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên. B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi. D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. Câu 15. Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng? A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V. B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V. C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này. D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. Câu 16. Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều? A. Đèn dây tóc B. Máy sấy tóc C. Tủ lạnh D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin Câu 17. Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì: A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra Câu 18 Thấu kính hội tụ có đặc diểm và tác dụng nào dưới đây. A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa không cho phép thu đc ảnh của mặt trời C. Có phần giữa dày hơn phần rìa cho phép thu được ảnh mặt trời D. Có phần giữa dày hơn phần rìa không cho phép thu đc ảnh của mặt trời Câu 19 Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy: A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường. B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường. C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường. D. Không nhìn được dòng chữ. Câu 20 Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích? A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính. B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng. C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD. D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng. Câu 21 Ta nhận biết một vật có cơ năng khi vật đó có khả năng nào? A. Làm tăng thể tích vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước. Câu 22 Khi đinamô hoạt động, có dạng năng lượng nào đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào? A. Cơ năng chuyển hóa thành hóa năng. B. Cơ năng chuyển hóa thành điện năng. C. Điện năng chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng. D. Hóa năng chuyển hóa thành cơ năng. Câu 23. Trong pin quang điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành điện năng? A. Thế năng. B. Động năng. C. Hoá năng. D. Quang năng. Câu 24 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  4. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.