Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)

I.TRẮC NGHIỆM: (3điểm)

Câu 1.  Biến dị tổ hợp là:

a.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.

b.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

c.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P.

d.Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

Câu 2. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:

a. Số lượng, trạng thái, cấu trúc.                      b. Số lượng, hình dạng , cấu trúc.

c.Số lượng, hình dạng, trạng thái.                    d. Hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 3. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào?

a.   Kì  trung gian.      b. Kì đầu.             c. Kì giữa.            d. Kì sau.

Câu 4. Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là:

a.  A, T, G, X.           b. A, U, G, X.      c. A, T, U, X.      d. A, T, G, U.

Câu 5. Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn.

Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

a.P: AABB x AAbb.     b. P: AAbb x aaBB.   c.P: Aa x Aa.      d. P: Aabb x aaBB

Câu 6. Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là:

 a.  4.                          b. 32.                          c. 16.                           d. 8.

docx 4 trang Phương Ngọc 07/03/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_22_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_de_7_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 22 đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 9 Thời gian: 45 phút I.TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Câu 1. Biến dị tổ hợp là: a.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. b.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. c.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. d.Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 2. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: a. Số lượng, trạng thái, cấu trúc. b. Số lượng, hình dạng , cấu trúc. c.Số lượng, hình dạng, trạng thái. d. Hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 3. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 4. Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 5. Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: a.P: AABB x AAbb. b. P: AAbb x aaBB. c.P: Aa x Aa. d. P: Aabb x aaBB Câu 6. Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là: a. 4. b. 32. c. 16. d. 8. Câu 7. Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN. con tạo thành là: a.2. b. 4. c. 8 d. 16 Câu 8. Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? a. 1. b. 2. c. 3. d. 4.
  2. Câu 9. Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? a. Kiểu gen trong giao tử b.Điều kiện môi trường sống b. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường c. Kỹ thuật chăm sóc Câu 10. Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là: a. 16. b. 8. c. 4. d. 32. Câu 11.Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: a. 3 b. 49 c. 47 d.45 Câu 12. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? a.Đột biến gen b.Thường biến c.Đột biến NST d. Đột biến gen và đột biến NST. II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2,5đ) Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó. Câu 2:(1,5đ) Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 3: (2đ) Phân biệt thường biến với đột biến ? Câu 4: (1đ) Một gen có chiều dài là 5100 A0 ,G= 20% tổng số nucleotit. Tính số nucleotit loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 - MÔN SINH 9 I- Trắc nghiệm (3,0 điểm ) HS chọn đúng mỗi câu được 0,25 điểm câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a b c a b d c d c a c d II- Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1:( 2,5 đ ). • Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái: (0,5đ)
  3. Cặp NST thứ 21 có 3 NST, bé, lùn,cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưởi thè ra, mắt hơi sâu,1 mí, ngón cái ngắn. • Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền: (1đ) +Do tác nhân lí hóa học trong tự nhiên, do ô nhiểm môi trường. +Do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào. • Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó: (1đ) +Hạn chế ô nhiểm môi trường. +Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. +Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. +Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền Câu 2:( 1,5 đ ). Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm. - Đột biến gen là những thay đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. - Có các dạng đột biến gen: thêm,mất,thây thế cặp nucleotit. - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì nó phá vỡ sự hài hòa thống nhất trong kiểu gen của sinh vật đã qua chọn lọc lâu đời dấn đến thây đổi các tính trạng của cơ thể sinh vật có ảnh hưởng xấu Câu 3: (2,0đ): Thường biến Đột biến 1 Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. NST), biến đổi kiểu hình. 2. Không di truyền được cho thế hệ sau. 2. Di truyền được cho thế hệ sau. 3. Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng 3. Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên với điều kiện môi trường. 4. Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho sinh vật. 4. Thường có hại cho bản thân sinh vật. Câu 4 (1,0đ): Tổng số nucleotit của gen là: (5100 * 2)/3,4 = 3000 nu Số nu loại G: (3000*20)/100 = 600 nu Số nu loại A: (3000 – 600)/2 = 900 nu
  4. Số nu loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần: 900*(22 – 1) = 2700 nu (Nếu học sinh có cách làm khác cho kết quả đúng vẫn được điểm.)