Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)

I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm

Câu 1 (2,0 điểm):  Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2 (3.0 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới.

          

 “Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

Thấy sao trời đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

 

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già 

Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa 

                                Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

 

  1. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào?
  2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
docx 5 trang Phương Ngọc 07/03/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_21_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_de_7_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa. Câu 2 (3.0 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới. “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào? b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  2. c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. (0,5 điểm) - Rèn luyện để nắm thật đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. (0,5 điểm) - Học sinh nêu ví dụ minh họa đúng. (1,0 điểm) Câu 2 (3.0 điểm): a. Đoạn thơ trên thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (0.5đ) - Của nhà thơ Phạm Tiến Duật. (0.5đ) b. Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ. (0.5đ) c. Đoạn thơ thể hiện : Hình ảnh những chiếc xe không kính. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước. (0.75đ) - Đồng thời cho thấy người chiến sĩ lái xe có thái độ ung dung, lạc quan đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. (0.75đ) II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. A YÊU CẦU CHUNG CẦN ĐẠT 1. Về nội dung:
  3. - Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của bài văn tự sự; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu. - Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. 2. Về hình thức: - Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh; - Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; chữ viết rõ ràng; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. DÀN Ý 1. Mở bài - Giới thiệu về hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa em và anh bộ đội trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. - Suy nghĩ chung của em về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi gặp anh bộ đội, nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. - Giới thiệu giới hạn vấn đề: Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1. 2. Thân bài HS: tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội về các vấn đề sau: - Anh bộ đội xuất thân từ nông dân; họ yêu quê hương mình tha thiết, nhớ quê hương đến quặn lòng khi phải xa quê nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. - Trích dẫn các câu thơ có liên quan trong việc cảm nhận, phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật): + Quê hương anh nước mặn đồng chua
  4. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá + Ruộng nương . Lung lay + Mặc kệ + Giếng nước, gốc đa - Những người lính cách mạng trải qua nhiều gian lao, thiếu thốn tột cùng, đó là những cơn sốt run người, trang phục mỏng manh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, làm sáng lên nụ cười của người lính (sốt run người, cơn ớn lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày, miệng cười buốt giá); những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ cường điệu, được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao. - Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết: sự cảm thông, chia sẻ, kề vai sát cánh hoàn thành nhiệm vụ. - Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội + HS: tưởng tượng, cảm nhận về sự gắn kết giữa ba hình ảnh: Khẩu súng, vầng trăng và người lính giữa rừng hoang sương muối; + Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích giặc của chính tác giả nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú hay đó chính là sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. - Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc (Nghị luận) 3. Kết bài - Kết thúc cuộc gặp gỡ và trò chuyện. - Tác dụng to lớn của văn học: giúp chúng ta cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của con người, hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời. II. BIỂU ĐIỂM - Điểm 5 +Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đủ ý, liên kết chặt chẽ, bảo đảm tính hoàn chỉnh.
  5. + Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý, làm rõ và sâu sắc vấn đề; chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp; - Điểm 3- 4 + Nội dung đủ ý như dàn bài; trình bày vấn đề tương đối sâu sắc; + Đủ bố cục ba phần; lập luận khá chặt chẽ, mạch lạc; còn mắc một số lỗi nhưng không cơ bản; tưởng tượng đôi lúc còn mang tính gò bó lệ thuộc. - Điểm 2 + Nội dung đủ ý, kiến thức chính xác nhưng chưa sâu sắc; tưởng tượng còn mang tính gò bó + Đủ bố cục ba phần; trình bày, chữ viết chưa thật cẩn thận, còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1- 0 + Nội dung sơ sài, ý nghèo nàn, nội dung chưa đảm bảo theo yêu cầu của đề; bố cục chưa rõ ràng hoặc thiếu, diễn đạt, lập luận hạn chế, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. + Lạc đề, sai lạc cả nội dung và hình thức hoặc không viết gì. * Lưu ý: Đáp án là những gợi ý, định hướng chung: khi chấm giáo viên cần chú ý tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh máy móc, khuôn mẫu. - Điểm trừ tối đa đối với bài không đảm bảo bố cục bài văn là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.