Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

           Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi

Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

            A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

            B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

            C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

            D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?

            A. Cảm hứng về lao động.                              B. Cảm hứng về thiên nhiên.                             

C. Cảm hứng về chiến tranh.                          D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.                       

Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

            A. Phương châm về lượng.                             B. Phương châm về chất.                                     

          C. Phương châm quan hệ.                               D. Phương châm cách thức. 

Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?

  “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

            -  Hà, nắng gớm, về nào…”        (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)

          A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

            B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.

            C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

            D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 

docx 3 trang Phương Ngọc 07/03/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_21_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_de_2_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 21 đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Câu 1: (2 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 2: (2 điểm) Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào? Câu 3: (1điểm) Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại a. Về khuya, đường phố rất im lặng. b. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. Câu 4(5 điểm) - Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp . Trong buổi sinh hoạt đó , em đã phát biểu kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt. ĐÁP ÁN Câu 1 (2 điểm) Về nội dung: (1 điểm) - Bức tranh hiện thực về Xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người - Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong Xã hội Phong kiến - Lên án chế độ Phong kiến vô nhân đạo - Cảm thương trước số phận bi thảm của con người. Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính Về nghệ thuật: (1 điểm) - Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. - Với Truyện Kiều ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
  2. - Với Truyện Kiều nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người Câu 2 (2 điểm) Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện - Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp (1 điểm) - Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay (1 điểm) Câu 3 (1 điểm) a. Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng ( 0,5 điểm) b. Dùng sai từ “ cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động ( 0,5 điểm) Câu 4 (5 điểm) a. Yêu cầu về hình thức + Bài có đầy đủ ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài + Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn ; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành. + Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch. b. Yêu cầu về nội dung - Kết hợp tốt các yếu tố: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. Sau đây là các ý cơ bản : Mở bài (1 điểm) Giới thiệu chung về tiết học Tiết ngày thứ 7 tuần tại phòng học ,lớp 9 đã tổ chức buổi sinh hoạt Thân bài (3 điểm) - Bạn lớp trưởng chủ trì cuộc họp( 0,5 điểm)
  3. - Buổi họp bình xét hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi có nhiểu ý kiến phát biểu (0,75 điểm) - Em đưa ra ý kiến thuyết phục và khẳng định Nam là người bạn tốt. ( 2 điểm) + Nam ít nói , chăm chỉ học tập , Nam học rất giỏi + Nam thường giảng bài giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên + Nam từng mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi bóng đá , đi tắm bể bơi + Một số bạn trong lớp hiểu lầm cho là Nam mách lẻo để nịnh hót .Tôi thiết nghĩ Nam nói với cô giáo là việc lên làm vì có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm để sửa chữa tiến bộ Kết bài (1 điểm) - Khẳng định tình bạn trong sáng phải luôn giúp đỡ. c. Hướng dẫn chấm điểm - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt suôn sẻ, mạch lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng các yếu tố , miêu tả và nghị luận với miêu tả nội tâm vào bài tự sự một cách linh hoạt.Trình bày sạch đẹp. - Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo được các sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng, có cảm xúc. Có vận dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả vào bài. - Điểm 2-3: Bài viết đáp ứng 1/2 nội dung yêu cầu. Mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm được rõ cách làm, - Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng.