Tuyển tập 20 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. 
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ 
thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật 
đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm 
sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn 
mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi 
dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . 
Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm 
sương dãi nắng đã thành bệnh… 
( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? 
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm 
sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? 
Câu 4. Lí giải vì sao cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm 
sương đêm.” thuộc kiểu câu mà em chọn? 
Câu 5. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì? 
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm): 
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của 
Nguyễn Thành Long?

pdf 28 trang Phương Ngọc 22/03/2023 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_20_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 20 đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục . - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó , giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao số Lĩnh vực nội dung I. Đọc - Tên văn bản, tác giả. - Hiểu được tác Trình bày hiểu dụng của biện quan điểm, - Nghĩa gốc, nghĩa pháp tu từ. suy nghĩ về Tiêu chí chuyển của từ một vấn đề lựa chọn - Nghĩa của câu - Các BPTT từ vựng đặt ra trong ngữ liệu: văn; đoạn trích. Đoạn văn - Phương thức biểu - Hiểu nội dung bản đạt. của đoạn trích - Các phương châm hội thoại.
  2. - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn thuyết II. Tạo minh lập - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 3 1 1 1 6 câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì?
  3. A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh. C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo. Câu 2. “Thạch Sanh” là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh. C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng. Câu 3. Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là? A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười. Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì? A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi. Câu 5. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”. A. Trong lớp B. An C. nói năng D. tự tiện II. Tự luận (5,0 điểm) Kể về một người bạn mà em yêu quý. Hết SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: ( 5 điểm). Câu 1: a. Chép 3 câu thơ tiếp theo và cho biết tên bài thơ, tên tác giả. “ Trăng cứ tròn vành vạnh .”
  4. b. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ trên Câu 2: a. Có mấy cách phát triển từ vựng ? Kể ra ? b. Giải nghĩa các từ sau đây: công viên nước, cầu truyền hình. II. LÀM VĂN: ( 5 điểm) Sau nhiều năm xa cách, em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 3 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975 Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì? A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.
  5. B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa. C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê. Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ? A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu. C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu. D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ? Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì? A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp II. Tự luận (5,0 điểm) Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.) Hết
  6. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 4 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm .Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh ( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán) Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Câu 4. Lí giải vì sao cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu mà em chọn? Câu 5. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?
  7. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục . - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó , giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao số Lĩnh vực nội dung I. Đọc - Tên văn bản, tác giả. - Hiểu được tác Trình bày hiểu dụng của biện quan điểm, - Nghĩa gốc, nghĩa pháp tu từ. suy nghĩ về Tiêu chí chuyển của từ một vấn đề lựa chọn - Nghĩa của câu - Các BPTT từ vựng đặt ra trong ngữ liệu: văn; đoạn trích. Đoạn văn - Phương thức biểu - Hiểu nội dung bản đạt. của đoạn trích - Các phương châm hội thoại.