Tuyển tập 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

I. Phần đọc hiểu (2 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. (0,5 điểm) Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tự nhiên, tạo hóa phải ghen, hờn dự báo trước cuộc đời của Thúy Kiều sẽ thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Em hiểu nội dung câu thơ “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” như thế nào?

II. Phần làm văn (8 điểm)

Câu 1. (3 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (12-15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần hiếu học trong cuộc sống.

Câu 2. (5 điểm). Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

 

docx 24 trang Phương Ngọc 27/03/2023 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_20_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_va.docx

Nội dung text: Tuyển tập 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. Phần đọc hiểu (2 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Câu 2. (0,5 điểm) Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tự nhiên, tạo hóa phải ghen, hờn dự báo trước cuộc đời của Thúy Kiều sẽ thế nào? Câu 3. (1 điểm) Em hiểu nội dung câu thơ “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” như thế nào? II. Phần làm văn (8 điểm) Câu 1. (3 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (12-15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần hiếu học trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm). Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ HẾT 1
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I/Phần Đọc - hiểu: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi: .Tôi quê Quảng Trị, mỗi năm rằm tháng 8 trở đi, nhìn trời phương Nam đổ mưa và gió mạnh, là e ngại những cơn áp thấp quần tụ đâu đó ngoài biển khơi. Rồi sẽ ập vào đâu những cơn bão lúa trốc cây trốc nhà, những ngọn mưa xối xả đất trời? Tự hỏi rồi tự trả lời; chắc lại vô miền Trung, bởi cái xác suất luôn rất lớn, thiên tai “hành hạ” khúc ruột cả nước ấy! Năm nay cũng không ngoại lệ, ảnh hưởng La Nina khiến mưa bão dồn dập. Lượng mưa không thể tính bằng chục milimet nữa, mà bằng trăm. Thời gian mưa không tính bằng giờ nữa, mà bằng ngày đêm. Dồn dập vậy nên khiến bà con không kịp trở tay, có nhiều vùng trong đêm đang ngủ, mẹ già tỉnh giấc vùng dậy thấy nước đã tuôn vào nhà. Dâng đầy và ngập hết mọi thứ. Những bao lúa vừa khô chưa kịp chất lên tra (là cái gác gỗ thường được thiết kế gần áp mái nhà, để phòng khi lụt lội chất đồ lên đó). Những bầy gà, bầy vịt, bếp núc, bầy heo trong chuồng, cây rơm ngoài ngõ, đám cải vừa xanh, vùng khoai vừa ra củ, con nghé vừa biết bú sữa, tất tần tật, chìm trong nước bạc. Trước cơn cuồng nộ của đất trời, mỗi người phải bỏ hết, để cữu lấy thân mình trước đã! (Trần Thanh Bá - Báo Thanh Niên. Ngày 20/10/2020) Câu 1/ Nêu nội dung của đoạn trích trên (1.0 đ) Câu 2/ Từ “Thiên tai” trong đoạn trích thuộc loại từ gì? Qua đó em thấy từ vụng Tiếng Việt được phát triển bằng cách nào? (1.0 đ) Câu 3/ Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn in đậm trong đoạn trích rồi nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (1.0 đ) Câu 4/ Từ nội dung của đoạn trích và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và hành động gì? Hãy viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu (2.0đ) II/PHẦN VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã trải qua hoặc chứng kiến. Qua câu chuyện em rút ra cho mình bài học về sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ. HẾT 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 3 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I/ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Ngữ văn 9 - tập 1) a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó. c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 2. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: - Ông nói sấm, bà nói chớp - Đi thưa, về trình II.TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm) Câu 1. (2 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí. (Từ 10 đến 12 dòng) Câu 2. (5 điểm): Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) HẾT 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 4 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề ” (Lê Anh Trà, Ngữ văn 9 - tập 1) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2 (1.0 điểm). Nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì câu “Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề” thuộc loại câu gì? Vì sao? Câu 3 (0.5 điểm). Câu văn “Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề” sử dụng phép tu từ gì? Câu 4 (1.0 điểm). Nêu nội dung của đoạn văn. Phần II: Làm văn: Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày hiểu biết của em về vẻ đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2: (5.0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Đản khi đã lớn kể lại câu chuyện về người mẹ Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), dựa theo tác phẩm “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. HẾT 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. Phần đọc hiểu (2 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Câu 2. (0,5 điểm) Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tự nhiên, tạo hóa phải ghen, hờn dự báo trước cuộc đời của Thúy Kiều sẽ thế nào? Câu 3. (1 điểm) Em hiểu nội dung câu thơ “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” như thế nào? II. Phần làm văn (8 điểm) Câu 1. (3 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (12-15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần hiếu học trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm). Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ HẾT 1