Tuyển tập 15 đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 9 (Có đáp án)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?
A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
D. Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Câu 2. Hòa bình là gì?
A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới.
B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.
C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.
D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải.
Câu 3. Việc làm nào sau đâykhông phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Thờ cúng tổ tiên. | C. Đi thăm các khu di tích lịch sử. |
B. Tham gia các lễ hội truyền thống. | D. Hay đi xem bói. |
Câu 4. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
Căng thẳng, hợp tác, mâu thuẫn, chiến tranh, phát triển.
Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội, điều kiện để các nước (a)...............(b)................ về mọi mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây (c)..........., (d)..............dẫn đến nguy cơ (e).....................
File đính kèm:
- tuyen_tap_15_de_thi_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de.docx
Nội dung text: Tuyển tập 15 đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 9 (Có đáp án)
- ĐỀ 9 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ? A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác. B. Sống đơn độc, khép kín. C. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân. D. Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Câu 2. Hòa bình là gì? A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới. B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải. Câu 3. Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Thờ cúng tổ tiên. C. Đi thăm các khu di tích lịch sử. B. Tham gia các lễ hội truyền thống. D. Hay đi xem bói. Câu 4. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Căng thẳng, hợp tác, mâu thuẫn, chiến tranh, phát triển. Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội, điều kiện để các nước (a) (b) về mọi mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây (c) , (d) dẫn đến nguy cơ (e) II. Phần tự luận (8 điểm): Câu 5. Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? Câu 6.
- a) Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? b) Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Câu 7. Khi học xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa”. Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao? Ý kiến của em thế nào? Câu 8. Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1 2 3 Đáp án C C D Thang điểm 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (0,5 điểm). Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống theo thứ tự sau: -(a): hợp tác; (b): phát triển; (c): mâu thuẫn; (d): căng thẳng; (e): chiến tranh. Mỗi từ điền đúng 0,1 điểm II. Phần tự luận:(8,0điểm) Câu Ý Nội dung Điểm Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng 3,0 động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? - Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, 5 1,0 tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. - Phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì: 1,0 Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong
- xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỹ tích vẻ vang. - Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống 0,5 trong học tập, lao động nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc. - Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp; rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chăm chỉ, vượt 0,5 khó . a, Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 3,0 b,Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ? a, 1,0 - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất 0,5 lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. b, - Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng 0,5 của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt ). Đó chính là hiệu quả của công việc. - Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội. 1,0 - HS lấy được ví dụ
- Khi học bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại 2,0 trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ”. Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao? Ý kiến của em thế nào? HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được: 0,5 - Không đồng ý với ý kiến của Hoa. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc vì: + Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống lâu đời, tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, 0,5 nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền 7 thống về văn hoá, về nghệ thuật . +Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản 0,5 sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc + Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng, bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp. 0,5 +Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Câu 6: Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự 8 2,0 hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết?
- - Hiện nay trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, bức xúc có tính toàn cầu đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, 1,0 mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được thì hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu. -Nêu được ít nhất 3 thành quả của sự hợp tác. Ví dụ Cầu Vĩnh Thịnh là sự hợp tác giữa Việt Nam với Hàn Quốc; Hợp tác giữa Việt nam với Nhật Bản về vấn 1,0 đề môi trường; Việt Nam với Lào về xóa đói giảm nghèo Hết