Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

Câu 2: (3 điểm)  Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?     

Câu 3 (3 điểm)  Bằng những sự kiện lịch sử hãy giải thích sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển “thần kì” đó ?

Câu 4: (2 điểm)  Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với đời sống xã hội ?

docx 3 trang Phương Ngọc 27/02/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_15_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_de_8_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì? Câu 2: (3 điểm) Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Câu 3 (3 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử hãy giải thích sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển “thần kì” đó ? Câu 4: (2 điểm) Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với đời sống xã hội ? Câu Đáp án Điểm * Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh: 1 điểm - Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực. - Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam 1 Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin, Xin-ga- po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. * Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn 1 điểm hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực. + Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 0,5 điểm + Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng 0,75 theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. điểm 2 + Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng 0,5 điểm điểm. 0,5 điểm
  2. + Nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến. 0,75 + Xu thế chung là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. điểm * Thuận lợi 1 điểm + Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ. + Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đay được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật. * Nguyên nhân của sự phát triển đó: 2 điểm + Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các 3 nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài + Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao. + Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, 0,5 điểm như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những 4 thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang có những tác động sau:
  3. + Tích cực: Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng 0,75 thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người điểm bước sang một nền văn minh mới “ văn minh tin học”, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công - nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. + Tiêu cực: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra những loại vũ khí và phương 0,75 tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, trái đất điểm nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa.