Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)

Câu 2. Tại sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”?

A. Do tình hình Châu Á không ổn định.

B. Do châu Á diễn ra các cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai.

C. Do châu Á là một châu lục đông dân cư.

D. Do từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

Câu 3. Điều nào dưới đây phản ánh đúng nhất về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

B. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn  thế giới(1945-1950).

C. Mĩ nắm trong tay 3/4 lượng vàng dự trữ thế giới.

D. Nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, 

I–a-li-a,Nhật Bản cộng lại.

docx 5 trang Phương Ngọc 27/02/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_15_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_de_6_co.docx

Nội dung text: Tuyển tập 15 đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau. Câu 1. Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng A. 48%. B. 73%. C. 9,6%. D. 20%. Câu 2. Tại sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”? A. Do tình hình Châu Á không ổn định. B. Do châu Á diễn ra các cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai. C. Do châu Á là một châu lục đông dân cư. D. Do từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 3. Điều nào dưới đây phản ánh đúng nhất về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. B. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(1945-1950). C. Mĩ nắm trong tay 3/4 lượng vàng dự trữ thế giới. D. Nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I–a-li-a,Nhật Bản cộng lại. Câu 4. “Chiến tranh lạnh” đã chính thức chấm dứt khi nào? A. Tháng 12-1988. B. Tháng 12-1989. C. Tháng 10-1990. D. Tháng 12-1991. II. Tự luận (8,0 đ).
  2. Câu 5. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định ”, các nước ASEAN cần làm gì? Câu 6. Quá trình thành lập, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C D A B II. Tự luận (8,0 điểm). Câu Nội dung trình bày Điểm Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản trong 4,0 quan hệ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định ”, các nước ASEAN cần làm gì? a. Trình bày về tổ chức ASEAN . 3,0 *Hoàn cảnh ra đời 1,5 5 - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập 1 liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. 0,5 - Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra đòi hỏi các nước cần liên kết với nhau để phát triển đất nước 0,5 - Ngày 8-8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái
  3. Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po 0,5 * Mục tiêu: 0,5 - "Tuyên bố Băng Cốc" (8 - 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động 1,0 - Tháng 2- 1976 các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba- li) xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: 0.25 + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ. 0.25 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0.25 + Hợp tác phát triển có kết quả. 0.25 b.Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn 1,0 định” các nước ASEAN cần làm gì? Học sinh lập luận và cần khẳng đinh: Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định” các nước ASEAN cần: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Câu Nội dung trình bày Điểm Quá trình thành lập, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Em (4,0): hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt 6 Nam mà em biết? a. Quá trình thành lập nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc 2,5
  4. - Hội nghị I-an-ta họp từ ngày 4/2 đến 11/2/1945 còn có một quyết định quan trọng là thành lập một tổ chức quốc tế mới lấy 0,5 tên là Liên Hợp Quốc - Đến tháng 10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập. 0,5 * Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối 0,5 quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội * Vai trò:Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai 0,5 trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội, * Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là 0,5 thành viên thứ 149 b. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động 1,5 tại Việt Nam mà em biết? Học sinh có thể kể về 5 trong số các tổ chức của LHQ dưới đây(hoặc các tổ chức khác).Đúng mỗi tổ chức đạt (0,3 đ.) - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO). - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF). -Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). - Tổ chức Di dân quốc tế (IOM). - Chương trình phát triển LHQ (UNDP). - Quĩ Dân số LHQ (UNFPA). - Quĩ tiền tệ quốc tế(IMF). - Ngân hàng thế giới(WB) Hết