Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022

Câu 6. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một 
ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? 
A. Quy tắc bàn tay phải. 
B. Quy tắc bàn tay trái. 
C. Quy tắc nắm tay phải. 
D. Quy tắc nắm tay trái 
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Bài 1. (2 điểm) Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ 
điện, quạt điện hoạt động? 
Bài 2. (3 điểm) Một bóng đèn có ghi: 6V-3W 
a. Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn? 
b. Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn? 
c. Mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 5V, tính công suất tiêu thụ của đèn? 
Bài 3. (2 điểm) Hãy xác định cực của các nam châm, cho biết sự định hướng của 
các nam châm thử như hình vẽ.
pdf 45 trang Phương Ngọc 07/03/2023 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_10_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật dụng nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu? A. Chuông điện. B. Rơle điện từ. C. La bàn. D. Bàn là điện. Câu 2. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo A. chiều của lực điện từ. B. chiều của đường sức từ. C. chiều của dòng điện. D. chiều của đường đi vào các cực của nam châm.
  2. Câu 3. Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu. C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. Câu 4. Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là A. 0,5 A. B. 2 A. C. 18 A. D. 1,5 A. Câu 5. Một dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất là 2,8.10-8  m, dây dài 100 m, tiết diện 0,2 mm2. Điện trở của dây dẫn là A. 14 Ω. B. 1,4 Ω. C. 5,6 Ω. D. 0,28 Ω.
  3. Câu 6. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1. (2 điểm) Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động? Bài 2. (3 điểm) Một bóng đèn có ghi: 6V-3W a. Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn? b. Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn? c. Mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 5V, tính công suất tiêu thụ của đèn? Bài 3. (2 điểm) Hãy xác định cực của các nam châm, cho biết sự định hướng của các nam châm thử như hình vẽ.
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 2 (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi A. một vật nhẹ để gần A hút về phía A. B. một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A. C. một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên. D. một kim nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc. Câu 2. Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là A. 75 kJ. B. 270 kJ. C. 240 kJ. D. 150 kJ.
  5. Câu 3. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi hai cực khác tên để gần nhau. D. Khi hai cực Bắc để gần nhau. Câu 4. Thiết bị nào sau đây khi hoạt động, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng? A. Bàn là điện, quạt máy. B. Máy khoan điện, ấm điện. C. Quạt máy, mỏ hàn điện. D. Quạt máy, máy khoan điện. Câu 5. Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V, trên bóng đèn Đ có ghi 6V- 3W. Để đèn sáng bình thường, trị số của biến trở Rb là: A. 3. B. 9. C. 6. D. 4,5.
  6. Câu 6. Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác định từ cực của thanh nam châm? A. Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam. B. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc. C. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam. D. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam. PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1. (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ (hình 3); MN = 1m là một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10; R0 = 3. Hiệu điện thế UAB = 12V. Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m. Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số chỉ của ampekế. R0 M C N A A B Hình 3 Bài 2. (2 điểm) Quan sát hình vẽ (hình 4). Cho biết.
  7. a. Khung dây sẽ quay như thế nào? Tại sao? b. Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục? N b O' c S N S a d O Hình 4 Bài 3. (3 điểm) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 và cường độ dòng điện là 2,5A. a. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s? b. Dùng bếp để đun sôi 1,5kg chất lỏng có nhiệt độ ban đầu là 250C và nhiệt độ khi sôi là 1050C, thì thời gian đun sôi chất lỏng là 20 phút. Biết hiệu suất của bếp đạt 80%. Tính nhiệt lượng cần đun sôi lượng chất lỏng trên? c. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đó? HẾT
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật dụng nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu? A. Chuông điện. B. Rơle điện từ. C. La bàn. D. Bàn là điện. Câu 2. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo A. chiều của lực điện từ. B. chiều của đường sức từ. C. chiều của dòng điện. D. chiều của đường đi vào các cực của nam châm.