Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1.
a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam
Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm)
b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan
trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5
điểm)
c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này,
Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm)
Câu 2.
Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều
của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Câu 1.
a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam
Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm)
b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan
trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5
điểm)
c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này,
Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm)
Câu 2.
Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều
của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tuyen_tap_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_va.pdf
Nội dung text: Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN- NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm) b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5 điểm) c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm) Câu 2. Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang HẾT
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN- NGỮ VĂN 9 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. a. (1.0 điểm) Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục b. (1.5 điểm) Cách kể chuyện: - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích. - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật: - Bé Đản ngây thơ - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi. - Vũ Nương yêu thương chồng con. Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh. c. (2.0 điểm) Yếu tố kì ảo: - Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, rồi thả rùa mai xanh. - Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương. - Câu chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung. - Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế. - Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang, lung linh huyền ảo với một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, rồi sau đó bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất trong chốc lát. Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:
- - Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. - Điều quan trọng hơn, là những yếu tố kì ảo đó đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. - Thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả. Câu 2. (0.5 điểm) - Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được những ý sau- - Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian. + Bức tranh chiều xuân. + Hình ảnh chị em Thúy Kiều ra về sau ngày du xuân. + Tâm trạng của hai chị em được thể hiện qua cảnh vật. → Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang → Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đã tàn. → Vẻ đẹp tâm hồn của những nam thanh nữ tú tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng. HẾT
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN- NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Câu 1. (2.0 điểm) Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó a. Nửa úp nửa mở. b. Mồm loa tép nhảy. Câu 2. (1.0 điểm) Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ xuân ấy. a. Làn thu thuỷ nét xuân sơn b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Câu 3. (2.0 điểm) Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Câu 4. (5.0 điểm) Từ câu chủ đề sau: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc. Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn. HẾT
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN- NGỮ VĂN 9 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (2.0 điểm) a. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. b. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác. Câu 2. (1.0 điểm) a. Nghĩa gốc. b. Nghĩa chuyển. Câu 3. (2.0 điểm) Vũ Thị Thiết gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi. Câu 4. (5.0 điểm) Về hình thức - Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân - hợp, có liên kết mạch lạc. - Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối. - Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có chú thích ở dưới mới được. Về nội dung - Phân tích vẻ đẹp – tài sắc của Thúy Kiều. Đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau: - Vẻ đẹp: + Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của bậc tuyệt thế giai nhân + Tính cách sắc sảo mặn mà + Dự báo số phận long đong đau khổ.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN- NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm) b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5 điểm) c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm) Câu 2. Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang HẾT