Tổng hợp 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.

Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.

Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà?

Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ).

docx 26 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_20_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Tổng hợp 20 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Nội dung cao số - Tên văn bản, tác - Hiểu được Trình bày giả. tác dụng của quan điểm, I. Đọc hiểu - Nghĩa gốc, nghĩa biện pháp tu suy nghĩ về Tiêu chí lựa chuyển của từ từ. một vấn đề chọn ngữ - Các BPTT từ vựng - Nghĩa của đặt ra trong liệu: Đoạn - Phương thức biểu câu văn; đoạn trích. văn bản đạt. - Hiểu nội - Các phương châm dung của đoạn hội thoại. trích - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Tạo lập thuyết minh - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% 3 1 1 1 6 Tổng số câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn: "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó. Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên. Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà? Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ). PHẦN II (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của
  3. tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình." Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc hiểu đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một trò chơi truyền thống được phố biển trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nhân sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu của hai phe được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đỏ thắng. Kéo Co thu hút nhiều người. Tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo có được đông đảo thanh thiếu niên ưa thích. (Trích văn bản Trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam. 2012, trang 27) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn. Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 3: Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết vì sao trò chơi đó được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích? Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 5- 7 câu) bàn về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2 (5 điểm): Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hỏi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động. HẾT
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Nội dung cao số - Tên văn bản, tác - Hiểu được Trình bày giả. tác dụng của quan điểm, I. Đọc hiểu - Nghĩa gốc, nghĩa biện pháp tu suy nghĩ về Tiêu chí lựa chuyển của từ từ. một vấn đề chọn ngữ - Các BPTT từ vựng - Nghĩa của đặt ra trong liệu: Đoạn - Phương thức biểu câu văn; đoạn trích. văn bản đạt. - Hiểu nội - Các phương châm dung của đoạn hội thoại. trích - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Tạo lập thuyết minh - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% 3 1 1 1 6 Tổng số câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ