Tổng hợp 10 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh (Có đáp án)

Phần I. Văn bản (2 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) 
Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn 
hà) của Lí Thường Kiệt. 
Câu 2: (1 điểm) 
Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu 
tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với 
đất nước ? 
Phần II. Tiếng Việt (2 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) 
Điệp ngữ là gì? 
Câu 2: (1 điểm) 
Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 
Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ: 
Cục cục tác cục ta 
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ. 
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh) 
Phần III. Tập làm văn (6 điểm)
pdf 43 trang Phương Ngọc 07/03/2023 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 10 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftong_hop_10_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam.pdf

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Văn bản (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt. Câu 2: (1 điểm) Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ? Phần II. Tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Điệp ngữ là gì? Câu 2: (1 điểm) Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. (Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh) Phần III. Tập làm văn (6 điểm)
  2. Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em. ĐỀ SỐ 1 ĐÁP ÁN Phần I. Văn bản Câu 1: (1 điểm) Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ Câu 2: (1 điểm) Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản. (0,5 điểm) Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược] - Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn (0,5 điểm) Phần II. Tiếng Việt Câu 1: (1 điểm) Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (cả một câu) trong nói hoặc viết. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) – Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần. (0,5 điểm)
  3. – Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa ủc a tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. (0,5 điểm) Phần III. Tập làm văn MB: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm. (1,5 điểm) – Cảm xúc chung về đối tượng (Bà là người mà em yêu kính nhất) b. Thân bài: (3 điểm) – Miêu tả những nét tiêu biểu: + Tuổi tác + Mái tóc, gương mặt, đôi mắt, nụ cười. – Bà rất yêu thương con cháu. – Bà tần tảo đảm đang nuôi các con nên người. – Giúp các con nuôi dạy cháu chăm ngoan. – Thái ộđ của mọi người đối với bà: + Mọi người đều yêu quý và kính trọng bà. – Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen) tính tình và phẩm chất của người ấy. – Tình cảm của em đối với bà: Bà là chỗ dựa tin cậy của em. – Em thường xin ý kiến bà trong mọi công việc. – Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy. – Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và bà. c. Kết bài: (1,5 điểm) – Cảm nghĩ về bà – Tài sản quý báu nhất mà bà để lại cho con cháu là nếp sống. Ấn tượng cảm xúc của em về bà.
  4. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (3,0 điểm) 1. a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là ờl i kể của ai? b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những sự việc (cuộc chia tay) nào? c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắc gởi đến mỗi người điều gì? 2. a) Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya". b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì? Câu 2: (2,0 điểm) a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya". b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó. Câu 3: (5,0 điểm)
  5. Từ các văn bản "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà" trong sách NGỮ VĂN 9, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương ủc a mọi người. ĐỀ SỐ 2 ĐÁP ÁN Câu 1: (3,0 điểm) 1. a) Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”): nhân vật Thành - anh trai Thủy (1 điểm) b) Có 4 cuộc chia tay được nêu trong văn bản: (1 điểm) - Cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy - Cuộc chia tay lớp học - Cuộc chia tay của những con búp bê - Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy c) Tác giả muốn gửi gắm: (1 điểm) - Tổ ấm gia đình vô cùng quan trọng
  6. - Cần phải biết bảo vệ, vun đắp cho tổ ấm đó và không nên để trẻ phải gánh nỗi đau chia lìa 2. a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà b) Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt - Tác giả Hồ Chí Minh - Sáng tác năm 1947 khi chúng ta đang trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông Câu 2: (2,0 điểm) Biện pháp tu từ: So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” → Tiếng hát hiện lên sinh động, trong trẻo và có hồn Biện pháp điệp ngữ: “chưa ngủ” → Thể hiện nỗi lòng của Hồ Chí Minh, trăn trở, âu lo cho vận mệnh dân tộc. Câu 3: (5,0 điểm) Trình bày rõ ràng mạch lạc, có đầy đủ 3 phần (0,5 điểm) MB: (1 điểm) - Giới thiệu được điểm chung từ các bài “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”: tình cảm gia đình, tình mẹ, tình bạn.
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Văn bản (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt. Câu 2: (1 điểm) Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ? Phần II. Tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Điệp ngữ là gì? Câu 2: (1 điểm) Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. (Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh) Phần III. Tập làm văn (6 điểm)