Kỳ thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

Câu 1. (5.0 điểm).

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?

Câu 2. (3.0 điểm).

Phong trào Đông du diễn ra như thế nào? Điểm tiến bộ và hạn chế của phong trào? Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục? 

Câu 3. (4.0 điểm).                

Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Đóng góp của khuynh hướng này đối với lịch sử dân tộc trong thời gian trên.

docx 6 trang Quốc Hùng 15/08/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_kiem_dinh_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_4.docx

Nội dung text: Kỳ thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH ĐỀ 4 Môn: Lịch sử (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5.0 điểm). Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách? Câu 2. (3.0 điểm). Phong trào Đông du diễn ra như thế nào? Điểm tiến bộ và hạn chế của phong trào? Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục? Câu 3. (4.0 điểm). Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Đóng góp của khuynh hướng này đối với lịch sử dân tộc trong thời gian trên. Câu 4 (8 điểm) Từ sau khi tiến hành cải cách, mở cửa đến năm 2000, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Đồng thời, Trung Quốc cũng thu được nhiều kết quả trên lĩnh vực đối ngoại, góp phần tăng cường vị thế trên trường quốc tế. Em hãy: 4a. Cơ sở nào để nói rằng sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới? Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc thu được những kết quả như thế nào ? 4b. Nét khác biệt về đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc so với công cuộc cải tổ của Goóc - ba - chốp (Liên Xô) ? 4c. Em biết gì về việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để thực hiện chính sách bành trướng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ? Phát biểu suy nghĩ của em về những yêu sách của Trung Quốc tại 02 quần đảo này ? 4d. Mối quan hệ Việt Nam –Trung Quốc hiện nay dựa trên những tinh thần và phương châm nào? ĐÁP ÁN Câu 1: (5 điểm) Nội dung trình bày Điểm * Hoàn cảnh 0,5 - Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
  2. - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông 0,5 nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời ssống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren. - Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu 0,5 nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước phong kiến. * Nội dung: 0,25 - Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn 0,25 bán, chấn chỉnh quốc phòng. - Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để 0,25 thông thương với bên ngoài. - Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập 0,5 đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục - Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên 0,25 vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. * Nhận xét: - Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, 0,5 một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình. - Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã 0,5 hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này 0,5 đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. - Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh 0,5
  3. trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Câu 2: (3 điểm) Nội dung trình bày Điểm - Nguyên nhân: Nhật bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ cải cách thiên hoàng Minh 0,25 Trị đất nước đi theo con đường TBCN mà thoát khỏi ách thống trị của các nước tư bản Âu –Mĩ, lại cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam có thể nhờ cậy. Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lý phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam - Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du + Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục lại độc lập 0,25 + Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du (Từ cầu viện chuyển 0,25 sang cầu học) + Từ 1905 đến 1908 Hội đã phát động phong trào Đông du, đưa khoảng 200 học sinh Việt nam sang Nhật học nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lược lượng chống 0,25 Pháp + Tháng 9/1908 thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật, trục xuất những người 0,25 Việt Nam khỏi đất Nhật + Tháng 3/1909 phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động 0,25 -Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với 0,25 vấn đề thời đại + Điểm tiến bộ: Đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, có tư tưởng tiến bộ 0,25 tiếp thu học hỏi các phong trào đấu tranh bên ngoài + Hạn chế: không nên dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp (vì Nhật cũng là một nước đế quốc, chế độ quân chủ lập hiến không phù hợp với xã hội Việt Nam 0,25 Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh chống Pháp 0,25 Khác nhau: + Đông kinh nghĩa thục: đem lại trí thức, tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh sinh 0,25 viên
  4. + Đông du: đưa học sinh sang Nhật nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang 0,25 chống Pháp Câu 3 (4 điểm) Nội dung trình bày Điểm * Điều kiện lịch sử - Con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ XIX thất bại đã đặt ra yêu 0.5 cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội 0.5 Việt Nam có nhiều chuyển biến. - Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước bấy giờ khiến họ nhận thấy muốn phát triển đất nước thì phải duy tân, cải cách (Phong trào duy tân của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu; cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc; tư tưởng Triết học Ánh sáng của cách mạng Pháp, Duy tân Minh Trị 0.5 ở Nhật Bản). 0,25 - Nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin cũng bùng nổ phong trào đòi duy tân, cải cách theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “Châu Á thức tỉnh”. 0.5 0,25 * Đóng góp của khuynh hướng - Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam từ lập trường 1 phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản. - Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức đấu tranh mới: 0.5 bạo động, cải cách, kết hợp bạo động với cải cách, - Tạo nên sự thay đổi trong tư duy kinh tế, văn hóa. Từ đó tạo tiền đề cho việpc thành lập các tổ chức cách mạng về sau này. 0.5 Câu 4 (8 điểm) 4a. Cơ sở nào để nói rằng sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới ? Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc thu được những kết quả như thế nào ?
  5. - Tháng 12/1978, hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 0, 5 vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc - Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh 0, 5 chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hàng năm tăng 9,6% đạt giá trị 0,5 87240,4 tỉ nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 trên thế giới + Đến năm 1997, tổng giá trị xuất nhập khẩu là 325,06 USD, các doanh nghiệp 0,5 nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc là 521 tỉ USD và 145000 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc. + Từ năm 1978-1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 0,5 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 34,4 lên 5160,2 nhân dân tệ. - Đối ngoại: + Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan 0,5 hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. + Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công. Tháng 12/1999, thu hồi Ma Cao. 0,5 4b. Nét khác biệt về đường lối cải cách mở của của Trung Quốc so với công cuộc cải tổ của Goóc - ba - chốp (Liên Xô) ? Cải cách, mở cửa ở TQ Cải tổ của Goóc - ba - chốp - Xây dựng CNXH mang màu - Xây dựng CNXH theo đúng bản chất và ý 0,5 sắc Trung Quốc nghĩa nhân văn đích thực của nó (không xuất phát từ thực tiễn của LX) - Lấy phát triển kinh tế làm trọng - Cải tổ chủ yếu tập trung vào chính trị 0,5 tâm - Kiên trì con đường XHCN, - Thực hiện đa nguyên về chính trị, xóa bỏ sự 0,5 kiên trì sự lãnh đạo của Đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tuyên bố dân chủ Cộng sản, chủ nghĩa M-LN và công khai mọi mặt 4c. Em biết gì về việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để thực hiện chính sách bành trướng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ? Phát biểu suy nghĩ của em về những yêu sách của Trung Quốc tại 02 quần đảo này ? * Sự bành trướng của Trung Quốc - Nửa sau thế kỷ XX, Trung Quốc nhiều lẫn dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm 0, 5 trái phép các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. - Xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn thành các điểm đóng quân kiên cố, như 0, 5 những pháo đài trên biển. - Sang thế kỷ XXI, TQ tiếp tục có nhiều hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ 0,5 của VN: Đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam; xây các đảo nhân
  6. tạo, đường băng, ngăn cản và tấn công các tàu đánh cá của ngư dân cũng như tàu chấp pháp của Việt Nam * Phát biểu suy nghĩ của em . - Trung Quốc đã xâm lăng lãnh thổ Việt Nam, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của 0, 25 VN cũng như vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc - Việt Nam (hay bản thân em) cực lực phản đối, lên án những yêu sách phi lý của 0, 25 TQ đã đi ngược lại xu hướng hòa bình, hợp tác của thế giới. - Việt Nam cần phải cảnh giác trước những âm mưu của TQ; phát huy truyền 0.5 thống yêu nước, đoàn kết; củng cố và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Đồng thời tranh thủ dư luận, sự ủng hộ của quốc tế để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. *Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay dựa trên tinh thần 4 tốt:”Láng giềng tốt, bạn bè 0, 25 tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” Phương châm 16 chữ vàng:”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng 0, 25 tới tương lai”