Kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người….Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…”
(Trích: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9).
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4 (4,0 điểm). Qua đoạn trích, em thấy Quang Trung là người như thế nào? Viết đoạn văn tổng – phân – hợp 12 câu, đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích lời dẫn trực tiếp, phép nối).
File đính kèm:
- kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co_hu.doc
Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
- PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS . Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90’ PHẦN I (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người .Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn ” (Trích: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9). Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (4,0 điểm). Qua đoạn trích, em thấy Quang Trung là người như thế nào? Viết đoạn văn tổng – phân – hợp 12 câu, đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích lời dẫn trực tiếp, phép nối). Câu 5 (0,5 điểm). Hai câu cuối đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trính Ngữ Văn THCS cũng là lời kêu gọi đồng thời răn đe quân sĩ? Cho biết tên tác giả? PHẦN II: (4 điểm) Cho câu thơ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Câu 1 (1 điểm). Chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ? Câu 2 (0,5 điểm). Khổ thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 3 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ trên, Chính Hữu viết: “Áo anh rách vai Chân không giày”. Bài thơ “Nhớ” (sáng tác cùng thời kì với bài Đồng chí), Hồng Nguyên viết: Áo vải chân không - Đi lùng giặc đánh”. Hãy cho biết những câu thơ ấy phản ánh hiện thực nào của cuộc chiến? Câu 4 (2 điểm). Những người lính không chỉ hi sinh hạnh phúc cá nhân trong thời chiến mà cả trong thời bình. Từ đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về hình ảnh những người lính tạm biệt người thân, ngày đêm lội suối băng rừng bảo vệ người dân trước thiên tai, để rồi hi sinh vì đồng bào - một sự mất mát không gì có thể bù đắp được.
- PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS . Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90’ PHẦN I (6 điểm) Câu 1. Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung, là lời phủ dụ trước quân lính trong lễ duyệt binh ở Nghệ An. Câu 2. Nội dung của đoạn trích: Lời phủ dụ quân lính của Quang Trung. Câu 3. Câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị.” khẳng định nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ riêng của mỗi nước và quan điểm tôn trọng nền độc lập đó, không xâm phạm lãnh thổ của nhau Câu 4. *Hình thức: (1 điểm) + Đúng đoạn văn Tổng – phân hợp, đủ số câu. + Có sử dụng phép nối, lời dẫn trực tiếp. * Nội dung: (3 điểm) - Qua đoạn trích, em thấy vua Quang Trung là người yêu nước, có lòng tự tôn dân tộc, ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đồng thời, ông cũng là một vị chủ tướng rất quyết đoán và nghiêm khắc.Đây lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An: + Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”, “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta bụng dạ ắt khác”. + Lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng“từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải ” + Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như “ Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành khích lệ tướng sĩ dưới quyền. + Kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”, ra kỉ luật nghiêm “ chớ quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc không tha một ai”. => Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Câu 5. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. PHẦN II (4 điểm)