Đề thi kiểm định học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

Câu 1. (5,0 điểm):   

Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên?      

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong những năm 1945, 1949, 1959, 1960 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giành độc lập. Em hãy trình bày những thắng lợi đó và ý nghĩa của nó.

Câu 3  (6,0 điểm)

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9.tr33). Em hãy:

a. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.

b. Chứng minh sự giàu mạnh của nước Mĩ (1945-1950) bằng số liệu cụ thể.

c. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Cho biết những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.

docx 5 trang Quốc Hùng 15/08/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm định học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_dinh_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_6_truong_thc.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm định học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề 6 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT TÂN KỲ TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH Đề 6 ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5,0 điểm): Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên? Câu 2. (4,0 điểm) Trong những năm 1945, 1949, 1959, 1960 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giành độc lập. Em hãy trình bày những thắng lợi đó và ý nghĩa của nó. Câu 3 (6,0 điểm) “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới ”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9.tr33). Em hãy: a. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. b. Chứng minh sự giàu mạnh của nước Mĩ (1945-1950) bằng số liệu cụ thể. c. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Cho biết những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Câu 5. (5 điểm) Hãy nêu những khó khăn to lớn của các nước châu Phi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Để giải quyết khó khăn, các nước châu Phi cần phải làm gì? Đáp án Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, 5.0 1
  2. một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên? * Mục tiêu hoạt động: - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành 0,5 lập tại Băng Cốc (Thái Lan). - Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá 0,5 thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động (4 ý x 0,25 = 1,0 đ) - Tháng 2/1976, ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali 1.0 (Inđônêxia). Hội nghị đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á. - Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. - Hợp tác phát triển có hiệu quả * Một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á (4 ý x 0,5 = 2.0 đ) - Sau khi “ chiến tranh lạnh” chấm dứt và vấn đề Cam- pu –chia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt 0,5 - Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Từ 5 nước sáng lập (năm 1967) đã phát triển thành 10 nước (năm 1999) - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 0,5 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” 0.5 cùng phát triển, - Năm 1992 (AFTA) – Khu vực mậu dịch tự do ra đời. Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, tổ chức Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996 Như vây một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á 0.5
  3. *Tác động đến các nước thành viên - Tạo môi trường hòa bình, giao lưu để các nước thành viên tăng cường hợp tác song phương, đa phương, học hỏi lẫn nhau để phát triển kinh tế và bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực . - Các nước thành viên cần có chiến lược phát triển phù hợp để tăng sức cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu 0.5 (Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc) 0,5 Câu 2 (4.0 điểm) a. Thắng lợi trong năm 1945: - Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17 – 8 – 1945) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tháng 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 – 10 – 1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền. (0,75 điểm) - Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. (0,25 điểm) b. Thắng lợi trong năm 1949: - Ngày 1 – 10 – 1949, chủ tịch Mao Trach Đông tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: Thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền . (0,5 điểm) c. Thắng lợi trong năm 1959: - Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cu ba đã giành được thắng lợi. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu ba của Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới (0,5 điểm) d. Thắng lợi trong năm 1960: - Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập vàđược lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cũng như trên thế giới. (0,5 điểm) Câu 3 (6,0điểm) ĐỀ CHÍNH THỨC a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
  4. + Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. (0,5 điểm) + Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0,5 điểm) + Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học-kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.(0,5 điểm) b. Chứng minh cho sự giàu mạnh của nước Mĩ. + Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948) (0,5 điểm) + Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0,5 điểm) + Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất. (0,25 điểm) + Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (0,25 điểm) c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. - Sau cttg2, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” (0,5 điểm) - Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôì kéo, khống chế các nước nhận viện trợ (0,5 điểm) - Từ 1991, khi trật tự 2 cực bị phá vỡ, dựa vào sự vượt trội về các mặt kinh tế, khkt, quân sự, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.(0,5 điểm) * Thành công và thất bạì của Mĩ khi thực hiện chính sách đối ngoạì từ 1945 đến nay: trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã gặp nhiều thất bạì nặng nề như can thiệp vào TQ (1945-1946), Cuba (1959-1960), nhất là thất bạì trong chiến tranh xâm lược VN (1954-1975). (0,5 điểm) Trong việc xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm hoàn toàn chi phối và khống chế thế giới, Mĩ cũng gặp khó khăn, đó là sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. (0,5 điểm) Tuy nhiên, Mĩ cũng đã thực hiện được 1 số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ XHCN ở LX và Đông Âu. (0,5 điểm) Hãy nêu lên những khó khăn to lớn của các nước châu Phi trong công cuộc 3.5 Câu 5 xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Để giải quyết khó khăn,các nước châu Phi cần phải làm gì? * Những khó khăn to lớn - Xung đột, nội chiến đẫm máu kéo dài ở nhiều quốc gia do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo đã dẫn đến tình trạng bất ổn định nghiêm trọng. 0.5
  5. - Tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất: 32/57 quốc gia nghèo nhất thế giới, 0.5 ¼ dân số đói ăn kinh niên - Tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. 0.5 - Các loại dịch bệnh hoành hành: số người nhiễm HIV – AIDS cao nhất thế giới; dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng gần đây là E-bo-la cướp đi sinh mạng của nhiều 0.5 người. - Ở nhiều quốc gia, người dân ồ ạt di cư sang các nước châu Á, châu Âu trong 0.5 thời gian gần đây. * Giải pháp cải thiện tình hình châu Phi: (Đây là câu hỏi mở, học sinh sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau, những vấn đề 1.0 nêu ra ở đây chỉ là gợi ý). - Thành lập liên minh khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội; giảm gia tăng dân số; thúc đẩy giáo dục phát triển nhằm nâng cao dân trí; giải quyết việc làm cho người lao động;