Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Phần I: (6 điểm)

Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài ca ân tình cảm động, ở đó lung linh hình người bà và bếp lửa cùng những hoài niệm tuổi thơ. Trong bài thơ, tác giả có viết:

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ,

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm yêu thương gạo mới sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?Nêu nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình của tác phẩm.?

2. Câu thơ cuối của đoạn thơ trên có cấu tạo thế nào ?Nêu dụng ý của tác giả ?

3. Dựavào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, làm rõ những suy ngẫm của nhà thơ về bà và bếp lửa, trong đoạn có sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân và chú thích câu ghép và thán từ).

docx 4 trang Quốc Hùng 13/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. CỤM CHUYÊN MÔN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THCS ÁI MỘ - LÝ THƯỜNG KIỆT Môn thi : NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian làm bài:90 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I: (6 điểm) Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài ca ân tình cảm động, ở đó lung linh hình người bà và bếp lửa cùng những hoài niệm tuổi thơ. Trong bài thơ, tác giả có viết: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ, Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm yêu thương gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! 1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Nêu nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình của tác phẩm.? 2. Câu thơ cuối của đoạn thơ trên có cấu tạo thế nào ? Nêu dụng ý của tác giả ? 3. Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, làm rõ những suy ngẫm của nhà thơ về bà và bếp lửa, trong đoạn có sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân và chú thích câu ghép và thán từ). Phần II: (4,0 điểm) Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Trích Mình là nắng việc của mình là chói chang, Kazuko Watanabe, NXB Thế giới, 2018) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần văn bản trên. 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong câu văn sau và nêu tác dụng:“Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường”. 3. Từ thông điệp “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa” làm đẹp cho đời, kết hợp với hiểu biết của em về xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp. Hết Chúc các em làm bài tốt
  2. CỤM CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM THCS ÁI MỘ- LÝ THƯỜNG KIỆT Môn thi : NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I: (6 điểm) Câu NỘI DUNG Điểm - Năm 1963 0,25 Câu 1 - Tác giả đang học ngành Luật tại Liên Xô. Bài thơ in trong tập “Hương 0,25 cây – Bếp lửa” 1 điểm - Nhân vật trữ tình: Người cháu 0,25 - Đối tượng trữ tình: Bà và bếp lửa. 0,25 - Cấu tạo: đảo vị ngữ trước chủ ngữ - Tác dụng: 0,5 Câu 2 + Tạo kết cấu độc đáo 0,5 1,5 điểm + Nhân mạnh sự kì diệu thiêng liêng của bếp lửa qua đó thể hiện 0,5 lòng trân trọng kỉ niệm tuổi thơ, nỗi nhớ về bà về quê hương đất nước. Nội dung: Biết bám sát dẫn chứng trong khổ thơ thứ 6 và khai thác hiệu quả các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để làm rõ những suy ngẫm của nhà thơ về bà và bếp lửa: - Suy ngẫm về bà : 1,0 + Cuộc đời bà : trải qua nhiều gian truân, vất vả (từ láy “lận đận”, ẩn dụ Câu 3 “nắng mưa”). 3,5 điểm + Thói quen dậy sớm nhóm bếp lửa của bà : nhóm tình yêu thương ruột thịt, nghĩa đoàn kết xóm làng, kí ức tuổi thơ, khát vọng trong cháu (điệp từ, ẩn dụ “nhóm”, ). 0,5 - Suy ngẫm về bếp lửa : kì lạ, thiêng liêng (câu cảm thán, đảo ngữ, giọng thơ xúc động, ) 0,5 - Tình cảm của cháu : Thương yêu, nhớ bà da diết; biết ơn gia đình, quê hương, đất nước, Nếu thí sinh chỉ diễn xuôi kể lể về mà không chú ý khai thác các từ ngữ, hình ảnh thơ, các tín hiệu nghệ thuật , giám khảo cho không quá 1,0 điểm. Hình thức : + Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc 0,5 lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,5 + Đúng đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch. 0,5 + Sử dụng đúng và gạch dưới câu ghép, một thán từ Phần II (4 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5đ (0.5đ)
  3. Câu2 Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn: (1,5 đ) + điệp ngữ "có những” 0,5 + hoặc liệt kê: những bông hoa lớn, những bông hoa nhỏ, những bông nở muộn, những đóa hoa rực rỡ sắc màu, những đóa hoa đơn sắc kết 0.5 thúc "đời hoa” bên vệ đường . Tác dụng: nhấn mạnh và diễn tả đầy đủ sự đa dạng, phong phú của 0.5 những loài hoa. Nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh những bông hoa phải chăng cũng là sự đa dạng phong phú, muôn màu muôn vẻ của cuộc đời, số phận mỗi con người * Vấn đề cần nghị luận: “Sống đẹp”. * Hình thức: Học sinh viết đúng đoạn văn nghị luận, độ dài tương đối 0,25 2/3 trang giấy thi. * Nội dung: Học sinh hiểu và biết cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp Câu 3 để trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề nghị luận: (2 đ) -Giải thích thế nào là “Sống đẹp”? Sống đẹp xuất phát từ lòng nhân ái, sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha. 0,5 +Sống đẹp còn là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn - Biểu hiện: Quan tâm, sẻ chia đến người khác; Ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, làm những việc tử tế. ; Sẵn sàng hi sinh vì người khác. 0,5 ->Xây dựng lối sống đẹp sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác cũng như chính bản thân mình. Lối sống đẹp giúp cho mọi người gắn kết với nhau hơn. 0,25 + Sống đẹp sẽ giúp xã hội phát triển, văn minh, tiến bộ, giàu tính nhân văn . -Bàn luận, mở rộng 0,5 + Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, + Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở nhũng hành động nhỏ nhất trong suốt đời người. -Bài học nhận thức và liên hệ bản thân + Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực. + Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh. + Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. + Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi. Lưu ý: - Nếu học sinh có cách diễn đạt khác mà vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm.