Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 7 (Có đáp án)

Câu 1: Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 đến 1991 diễn ra như thế nào và hậu quả của nó?

Câu 2: Kể tên các nước Đông Nam Á mà em biết? Sau chiến tranh thế giới thứ II Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Biến đổi nào là lớn nhất vì sao?

Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc cơ bản của tổ chức Asean?

Câu 4: Vì sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

docx 4 trang Quốc Hùng 15/08/2023 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_so_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 7 Câu 1: Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 đến 1991 diễn ra như thế nào và hậu quả của nó? Câu 2: Kể tên các nước Đông Nam Á mà em biết? Sau chiến tranh thế giới thứ II Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Biến đổi nào là lớn nhất vì sao? Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc cơ bản của tổ chức Asean? Câu 4: Vì sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á? Câu 5: So sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á? Câu 6: Động cơ nào thôi thúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước? Con đường đi tìm đường cứu nước của Bác khác với con đường của lớp người đi trước như thế nào? Đáp án Câu 1: (3đ) Đầu năm1985 Goóc -ba-chốp lên cầm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, đã tiến hành công cuộc cải tổ. • Cuộc cải tổ được tiến hành trên các mặt chính trị như: Thực hiện chế độ bầu tổng thống, đa nguyên về chính trị, thực hiện dân chủ và công khai về kinh tế. • Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng. • Ngày 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng, nhà nước Xô Viết đã tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc -ba-chốp nhưng bị thất bại. * Hậu quả: • Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà tuyên bố dộc lập. • Một làn sóng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội dấy lên trong nước. • Ngày 21/12/1991 liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết bị giải tán và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). • 25/12/1991 Tổng thống Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa tan vỡ.
  2. Câu 2: (4đ). Kể đủ tên 11 nước Đông Nam Á (1,5đ) • Việt Nam. • Lào. • Campu chia. • In đô nê xi a. • Mi an ma. • Phi líp pin. • Thái Lan. • Sin ga po • Đông ti mo. • Brunây. • Ma lai xi a. Biến đổi của Đông Nam Á.(2,5đ) Biến đổi to lớn thứ nhất: Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập dân tộc: Đây là biến đổi lớn nhất vì: • Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành nước độc lập. • Nhờ có biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh. Biến đổi to lớn thứ hai: Từ khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế-xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn. Biến đổi to lớn thứ ba: đến tháng 7/1997 các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức ASEAN. Câu 3: (3đ). Hoàn cảnh ra đời: Asean ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn. Sau khi giành được độc lập dân tộc, đứng trước yêu cầu phát triẻn kinh tế- xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển để hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Do vậy 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc – Thái Lan Mục tiêu hoạt động là: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Nguyên tắc hoạt động:
  3. • Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. • Giải quyết mọi tranh chấp bằng hoà bình. • Hợp tác cùng phát triển. Câu 4: (3đ). Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ,Asean đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4/1999 cả 10 nước ĐNA đều là thành viên của Asean. Trên cơ sở đó Asean đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Quyết định biến ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác và phát triển của ĐNA. Câu 5: (3đ). Tiêu chí so sánh Châu Phi Châu Á Thông qua chính đảng của giai cấp tư sản Thông qua tổ chức thống nhất châu Phi. hoặc vô sản ở từng nước. Tổ chức lãnh đạo Lãnh đạo phong trào hầu hêt thuộc về chính Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản. chính đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh Hình thức đấu tranh Chủ yếu là đấu tranh chính trị hợp pháp. vũ trang. Các nước giành được độc lập ở mức độ khác Các nước giành độc lập ở mức độ đồng Mức độ giành độc lập nhau đều. Sự phát triển kinh tế Không đồng đều sau khi giành độc lập. Hiện Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế sau sau khi giành độc lập nay vẫn còn nhiều khó khăn. khi giành độc lập. Câu 6: (4đ). • Nói qua tiểu sử Bác Hồ: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An đây là quê hương có truyền thống yêu nước. • Bác sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than cực khổ, phải chịu sự áp bức bóc lột thậm tệ của chế độ phong kiến và thực dân Pháp xâm lược. Do vậy giữa năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng, Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. • Bác rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành đường lối của lớp người đi trước. Do vậy Bác chọn con đường sang phương Tây để cứu nước. • Bác muốn tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ tự do, bình đẳng, bác ái ở các nước phương Tây nơi có khoa học, kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Và cũng tại đây người bắt gặp chân lí của chủ nghĩa Mác -Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
  4. Việt Nam đó là con đường theo chủ nghĩa Mac - Lê nin vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.