Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)

Câu 2 (4,0 điểm):

Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Rút ra nhận xét chung về phong trào?

Câu 3 (4,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á". Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

docx 7 trang Quốc Hùng 15/08/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_de_so_19_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Đề số 19 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 19 Câu 1 (3,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian đã cho: Thời gian Tên sự kiện 12.10.1945 4.1949 1.10.1949 9.1954 1957 01.01.1959 08.08.1967 12.1978 1984 21.12.1991 1993 28.7.1995 Câu 2 (4,0 điểm): Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Rút ra nhận xét chung về phong trào? Câu 3 (4,0 điểm):
  2. Có ý kiến cho rằng "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á". Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Câu 4 (4,0 điểm): Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay là gì? Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ X "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"? Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Câu 5 (2,0 điểm): Nêu những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Câu 6 ( 3,0 điểm): a. Em hãy cho biết tên gọi của Thanh Hóa qua các thời kì ( từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV)? b. Em biết gì về Lê Hoàn và đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Tống? Đáp án Câu 1: (3,0đ) Mỗi ý đúng được 0,25 đ Thời gian Tên sự kiện 12.10.1945 Lào tuyên bố độc lập 04.1949 Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 01.10.1949 Nước CHND Trung Hoa ra đời 09.1954 Thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên 01.01.1959 Cách mạng Cu Ba thành công 08.08.1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (ASEAN) 12.1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới
  3. 1984 Brunay gia nhập ASEAN 21.12.1991 Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 1993 Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ 28.07.1995 Việt Nam gia nhập ASEAN Câu 2: (4,0đ) Trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa (0,25đ) Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960 • Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy như Việt Nam 2/9/1945, Lào 10/1945, Campuchia 11/1953, Inđônêxia 8/1945. (0,25đ) • Phong trào ở Bắc Á (Trung Quốc) , Nam Á (Ấn Độ) (0,25đ) •Ở châu Phi: Ai Cập (1952), An giê ri (1954-1962). (0,25đ) •Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi năm 1959 (0,25đ) Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị sụp đổ. (0,25đ) Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX • Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng- gô-la, (0,25đ) • Từ đầu những năm 70 XX nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này (0,25đ) Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX • Đến cuối những năm 1970 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai) tập trung ở miền nam châu Phi (0,25đ) • Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a (1980), Tây Nam Phi (1990) (0,25đ) • Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. (0,25đ) Như vậy: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. (0,25đ) Nhận xét chung:
  4. • Quy mô: (0,25đ) • Lực lượng lãnh đạo: (0,25đ) • Lực lượng tham gia: (0,25đ) • Hình thức và phương pháp đấu tranh: (0,25đ) Câu 3: *Giới thiệu khái quát về Châu Á: • Là châu lục đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh TG II, châu Á chịu sự nô dịch và bóc lột nặng nề của CNTD (0,25đ) • Sau CTTG II, phong trào GPDT phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. (0,25đ) *Chứng minh "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á": Ấn Độ: • Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn một tỉ người (0,5đ) • Về công nghiệp: các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. (0,5đ) Trung Quốc: • Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới (0,5đ) • Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt (0,25đ) Xin-ga-po: Từ 1965- 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành "con rồng" ở châu Á. (0,5đ) Ma-lai-xi-a: Từ 1963-1983 tăng trưởng kinh tế 6,3% (0,5đ) Thái Lan: Từ 1987-1990 tăng trưởng kinh tế 11,4% (0,5đ) => Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á" (0,25đ) Câu 4:
  5. *Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay: Hầu hết các nước đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các dân tộc Đông Nam Á đã và đang gắn bó với nhau hơn trong công cuộc hợp tác, phát triển vì hòa bình, ổn định của khu vực. (0,5đ) * Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á" • Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với 3 nước Đông Dương rất phức tạp, có lúc căng thẳng và đối đầu. (0,25đ) • Sau chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này. (0,5đ) 7.1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên thứ 7 của ASEAN. (0,25đ) 9.1997 Lào và Mianma gia nhập tổ chức này. (0,25đ) 4.1999 Campuchia được kết nạp và là thành viên thứ 10 của ASEAN. (0,25đ) • Trên cơ sở tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình ổn định (0,5đ) • Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực. (0,25đ) => Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á (0,25đ) * Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: • Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu trình độ KHKT, công nghệ, văn hóa (0,5đ) • Thách thức: Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì sẽ bị tụt hậu về kinh tế và bị "hòa tan" về chính trị, văn hóa, xã hội (0,5đ) Câu 5: (2,0đ) * Nguyên nhân: • Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô, nhân dân đã nổi lên đấu tranh. Tiêu biểu là khởi nghĩa Bà Triệu. (0,25đ) • Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 02/10 Bính Ngọ (năm 226) là em Triệu Quốc Đạt, ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân nay là xã Định Công, huyện Yên Định. Năm 19 tuổi bà vào núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn, Như Xuân ngày nay) để luyện tập võ nghệ, xây dựng căn cứ chống giặc Ngô. (0,25đ) * Diễn biến:
  6. • Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra Giao Chỉ ở ngoài Bắc. Khí thế của cuộc khởi nghĩa đã khiến cho "toàn thể Giao Châu đều chấn động" (0,25đ) • Quân Ngô cử Lục Dận làm thứ sử Giao Châu đem hơn 6000 quân sang Giao Châu để đàn áp cuộc khởi nghĩa. (0,25đ) • Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, vũ khí ít ỏi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh anh dũng trên núi Tùng (Phú Điền- Hậu Lộc). (0,25đ) * Ý nghĩa: • Cuộc khởi nghĩa là đỉnh cao của cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập của nhân dân ta ở thế kỷ III. (0,25đ) • Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc. (0,25đ) • Nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc và của người phụ nữ Việt Nam. (0,25đ) Câu 6: (3,0đ) a. Tên gọi của Thanh Hóa qua các thời kì (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV): • Năm 1009: vua Lý Thái Tổ đã đổi 10 đạo thời Đinh- Lê thành 24 lộ hay phủ, trong đó có phủ Thanh Hoa. (0,25đ) • Năm 1242: vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có lộ Thanh Hoa. (0,25đ) • Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi lộ Thanh Hoa thành trấn Thanh Đô. (0,25đ) • Năm 1403: Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoa thành phủ Thiên Xương (0,25đ) b. Hiểu biết về Lê Hoàn và đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Tống: • Lê Hoàn là người làng Trung Lập, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). (0,5đ) • Ông sinh ngày 15/7/941 trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm Lớn lên, Lê Hoàn phò giúp Đinh Bộ Lĩnh và là một trong những người có công đầu trong việc dẹp loạn 12 sứ quân phong chức Điện tiền chỉ huy sứ triều đình nhà Đinh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua. (0,5đ) • Mùa xuân 981, khi quân Tống xâm lược nước ta, Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, chỉ huy cuộc kháng chiến và giành thắng lợi (0,5đ) • Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi có sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa, đứng đầu là Lê Hoàn Hơn nữa, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Lê Hoàn có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân Thanh Hóa, với những tướng lĩnh tài ba như Đào Lang, ba anh em họ Trần và một số nhân vật tiêu biểu khác (0,5đ)